Category Archives: Tin tức

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh, ca ngợi và tri ân những người hoạt động trong ngành giáo dục tại Việt Nam. Vậy, tại sao lại có ngày này? Và vào ngày này thì người Việt Nam thường có những hoạt động nào để tri ân và kỷ niệm? Hãy cùng Không Gian Gốm theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Tháng 7 năm 1946. Đây là thời gian tổ chức quốc tế của các nhà giáo dục tiến bộ được thành lập ở Paris, Pháp. FISE (Fédertion International Syndicale des Enseignants – Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục). Vào tháng 7 năm 1953, công đoàn giáo dục Việt Nam được gia nhập tổ chức nhà giáo quốc tế này.

Trong một sự kiện diễn ra ở thủ đô Warszawa, Ba Lan từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 3 năm 1975. Giáo dục công đoàn Việt Nam đã ra quyết định lấy ngày 20 tháng 11 năm 1958 là ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”. Và ngày 20/11 này được tổ chức lần đầu tiên tại miền Bắc và các vùng giải phóng miền Nam vào các năm sau đó.

Vào ngày 28 tháng 9 năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay gọi là chính phủ). Đã ban hành quyết định số 167-HĐBT. Thiết lập ngày 20/11 hằng năm là một ngày lễ có tên gọi là “Ngày nhà giáo Việt Nam”.

Ngày này được tạo ra để tôn vinh và tri ân những nhà giáo. Những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đã đóng góp cho hệ thống giáo dục Việt Nam. Vào ngày này, các thế hệ học trò và người làm việc trong nhiều ngành nghề khác đều dành thời gian để nhìn lại. Và tri ân những cống hiến thầm lặng của các thầy cô.

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Nguồn gốc của ngày 20/11

Xem thêm: Tổng hợp những món quà tặng thầy cô ý nghĩa nhân ngày 20/11

Ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

“Tôn sư trọng đạo” là một phong cách truyền thống tốt đẹp của người Việt. Và vì thế, ngày 20 tháng 11 hàng năm đánh dấu một dịp lễ quan trọng trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam. Ngày này phù hợp với tinh thần truyền thống của dân tộc. Với tinh thần hiếu học và tôn sư trọng đạo. Đây cũng là thời điểm đặc biệt để thế hệ học trò và phụ huynh thể hiện lòng biết ơn. Và tôn vinh công lao dạy dỗ của các giáo viên.

Vào ngày 20/11, phụ huynh và học sinh thường chuẩn bị những bó hoa tươi thắm, thiệp đẹp viết những lời chúc ý nghĩa. Cùng những món quà đầy ý nghĩa để biểu dương và tri ân các thầy cô. Họ là những người đã luôn nhiệt tình truyền đạt kiến thức và hướng dẫn chúng ta trưởng thành.

Ngoài ra, ngày này cũng là dịp để hệ thống giáo dục tổng kết và đánh giá các hoạt động giảng dạy. Khen ngợi những cá nhân và tổ chức có thành tích xuất sắc trong công việc giảng dạy. Và xây dựng hướng đi để nâng cao chất lượng giáo dục.

Gợi ý những món quà tặng thầy cô thật ý nghĩa nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Để thể hiện lòng biết ơn đối với thầy cô trong dịp ngày 20/11. Người Việt có nhiều cách để thể hiện, bao gồm việc gửi lời chúc và tặng quà. Tuy nhiên, món quà thường là biểu trưng cho tình cảm của người tặng. Nó có thể truyền đạt thông điệp tri ân đến những “người lái đò”.

Set quà tặng ý nghĩa

Tặng set quà ý nghĩa cho thầy cô vào ngày 20/11 là một việc làm vô cùng ý nghĩa. Những tác phẩm thủ công tự làm và quà lưu niệm đặc biệt thường thể hiện tinh thần cá nhân và lòng biết ơn của mình.

Khi tặng quà, chúng ta cảm thấy hạnh phúc và tự hào vì có cơ hội trao tặng một điều gì đó đặc biệt và ý nghĩa cho những người thầy cô. Những người đã dành thời gian và tâm huyết để chia sẻ kiến thức và giúp chúng ta trưởng thành.

Nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Set quà tặng làm quà 20/11

Bộ trà làm quà tặng

Tặng bộ trà là một cách tuyệt vời để thể hiện lòng biết ơn và tri ân thầy cô trong ngày 20/11. Và nó cũng tạo ra một cơ hội tuyệt diệu để họ thư giãn và thưởng thức trà. Bộ trà không chỉ là món quà thực sự độc đáo mà còn mang đậm giá trị tinh thần. Tạo ra cơ hội cho thầy cô thư giãn và tận hưởng một khoảnh khắc yên bình sau những ngày dạy dỗ và truyền đạt kiến thức.

Tặng bộ trà không chỉ là cách biểu đạt lòng biết ơn. Mà còn là cách tạo ra một khoảnh khắc ấm áp và thân mật giữa bạn và thầy cô trong ngày đặc biệt này.

Ấm trà An Thổ Túc (Ấm tích)
Ấm trà An Thổ Túc (Ấm tích) làm quà tặng

Các lọ hoa làm quà tặng 20/11

Lọ hoa chính là món quà này thể hiện sự tôn trọng và lòng biết ơn đồng thời mang theo những ý nghĩa và tượng trưng tươi sáng.

Tặng những lọ cắm hoa với sự chăm sóc và tôn trọng, kèm theo những lời chúc ấm áp. Thể hiện lòng biết ơn và để ngày 20/11 trở thành một dịp đáng nhớ và đầy ý nghĩa cho thầy cô.

Bộ 3 lọ mini vẽ chim lá xanh
Lọ hoa làm quà tặng

Địa chỉ mua các món quà tặng ý nghĩa nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11

Không Gian Gốm chính là một trong những địa chỉ uy tín. Cung cấp những món quà tặng cho thầy cô ngày 20/11. Tại đây cung cấp đầy đủ những món quà tặng dành cho thầy cô vào dịp nhà giáo Việt Nam 20/11 dành cho thầy cô.

Không Gian Gốm cam kết đem đến những món quà chất lượng và ý nghĩa nhất. Kết hợp với những chương trình khuyến mãi siêu hấp dẫn và đội ngũ nhân viên nhiệt tình tư vấn. Bạn có thể yên tâm mà chọn lựa những món quà phù hợp.

Thầy cô đóng góp rất nhiều vào việc hình thành con người chúng ta. Vì vậy, vào ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, hãy thể hiện lòng biết ơn của mình. Món quà có thể nhỏ, thậm chí chỉ là một lời chúc, nhưng chắc chắn sẽ làm thầy cô cảm thấy trân trọng. Đó là cách để chúng ta gửi đi những tình cảm sâu sắc và ấm áp của mình. Hãy đến ngay Không Gian Gốm để chọn cho thầy cô những món quà ý nghĩa nhất nhé!

Dấu ấn gốm Việt: Gốm Hoa Nâu – Cột mốc rực rỡ cho hành trình phát triển nghệ thuật gốm Việt!

Dấu ấn gốm Việt: Gốm Hoa Nâu.

Nghệ thuật gốm Việt luôn phát triển vượt bậc với những kiệt tác độc đáo và tinh tế. Trên hành trình tỏa sáng rực rỡ khắp bản đồ nghệ thuật gốm thế giới, Gốm Hoa Nâu tựa như vì tinh tú hiện lên đầy kiêu hãnh và chói lóa giữa các vì sao. Đặt dấu ấn khẳng định cho một thời kỳ huy hoàng của truyền thống gốm cổ truyền Việt Nam ta – một bản thể riêng biệt mà không có bất kì dị thể nào sánh bằng. Cùng khám phá về dấu ấn đặc biệt của Gốm Hoa Nâu trong lịch sử văn hóa gốm Việt Nam nhé.

Gốm Hoa Nâu và những phác họa

Thống gốm cánh sen.

Neo theo dòng chảy Sử Việt, ta về với những phồn hoa và hưng thịnh của triều đại Lý – Trần (từ TK XI đến TK XIV) – đánh dấu nhiều bước ngoặt quan trọng trong lịch sử văn hóa nước nhà. Thống nhất và ổn định đất nước sau nghìn năm Bắc thuộc, thời kỳ đã đặt nền móng vững chãi cho nhiều giá trị truyền thống giàu tính dân tộc được trỗi dậy mạnh mẽ. Cả về ngôn ngữ, văn hóa tôn giáo, kiến thức tri thức, và truyền thống nghệ thuật. Đỉnh cao nhất trong số đó phải kể đến nghệ thuật làm gốm. Với sự xuất hiện của gốm Hoa Nâu, đã phản ảnh rõ nét nhất cho những vượt bậc ấy.

Trước tiên cần hiểu sơ về tên gọi “Gốm Hoa Nâu”. Đây là thuật ngữ dùng để định danh những tác phẩm gốm có màu men trắng ngà, cùng với sự trang trí tinh tế bằng hoa văn màu nâu. Nguyên liệu chính để làm nên gốm hoa nâu là cao lanh hoặc đất sét trắng. Nhờ vào phản ứng oxit sắt từ đất với lửa cao trong lò nung mà màu nâu hoa văn được tạo ra. Về hình dáng sản phẩm đa dạng các chủng loại như: thạp, liễn, chậu, bát, ấm… . Nhưng đến tay người dùng thì phần nhiều là thạp, liễn với kích thước tương đối lớn, có trường hợp đường kính trên 0,70m; hoặc cao gần 1m.

Các giai đoạn phát triển

Theo dõi các bước chuyển biến của gốm hoa nâu, đó chính là hành trình đầy những cách tân độc đáo trong nghệ thuật tạo tác gốm Việt nói chung. Nhìn chung thì không có quá nhiều chuyển biến khác biệt. Song, khi so sánh và đối chiếu chi tiết hơn các hoa văn trang trí, các bút pháp và nghệ thuật. Người ta nhận ra được đã tồn tại một sự phân đoạn rõ rệt trong các giai đoạn phát triển của gốm hoa nâu – Dựa trên màu sắc men và lối trang trí.

Gốm hoa nâu – Nền trắng hoa nâu

Gốm hoa nâu - nền trắng hoa nâu.
Thạp gốm hình hoa dây.

Gốm hoa nâu sơ khai mở đầu bằng những sản phẩm được trang trí bằng hoa văn màu nâu trên nền trắng. Đồng thời, cùng thời điểm lúc bấy giờ, thủ công nghiệp nước Nam bắt đầu chuyển ngoặt sang trang mới, thời kỳ gốm hoa văn màu lên ngôi.

Hoa văn phần lớn được lấy cảm hứng từ thiên nhiên, chủ yếu là hình ảnh cỏ cây, hoa lá và muông thú. Trong khoảng giai đoạn đầu, vì chất liệu tạo màu còn chưa thịnh hành. Nên sản phẩm chỉ được tô ở những mảng nhỏ, trên các họa tiết đơn giản đã được vẽ chìm sẵn – một trong những bút pháp nổi bật trong nghệ thuật trang trí gốm đất nung trước đó. Cách sử dụng họa tiết và cách tô nâu đơn giản, chủ yếu màu sắc còn bị hạn chế ở 2 mảng chính là nâu và ngà.

Xem thêm: Gốm Bát Tràng – Tinh hoa hội tụ, người Việt “rất yêu”!

Gốm hoa nâu – Nền nâu hoa trắng

Mảnh chậu gốm hình hoa dây, nền nâu hoa trắng.

Sự xuất hiệu của đồ gốm nền nâu hoa trắng có thể nói là công phu và đẹp mắt nhất trong kỹ thuật tạo tác gốm Việt. Chỉ với sự thay đổi vị trí giữa hai màu nâu và trắng, mà ta có thể thấy rõ được một sự nâng cấp trong tư duy người thợ làm gốm về thủ pháp trang trí của họ. Đem lại những cái nhìn mới mẻ hơn trong nghệ thuật gốm sứ nước nhà.

Cốt lõi của sản phẩm gốm nền nâu này vẫn là kế thừa kỹ thuật tráng men trắng như trước, song sau đó sẽ được cạo bỏ đi và tô lại màu, hoặc người nghệ nhân có thể chồng màu nâu lên phần nên trắng của hoạt tiết. Như vậy, các mảng trang trí sẽ được đa dạng hơn, chủ động chen mảng trắng – nâu xen kẽ thay vì phải gò bó như trước. Lối trang trí từ đó mà mạch lạc và hấp dẫn hơn.

Họa tiết, hoa văn cũng xoay quanh đề tài thiên nhiên, hoa lá, chim muông. Song, nếu quan sát thật kỹ, nét chạm khắc đã sinh động hơn hẳn. Người ta mô tả chi tiết về loài hoa, giống chim đó, thay vì chỉ đơn giản là trừu tượng như cách trước đây vẫn làm. Tiêu biểu có thể kể đến các họa tiết như: chạm nổi hoa cúc, hoa thị bốn cánh, … .

Những phá cách trong kỹ thuật:

Nói về gốm Hoa Nâu là sẽ nói về những phá cách trong kỹ thuật sản xuất được trải rộng trong từng khâu, từng công đoạn.

Nếu gốm hoa lam và gốm men ngọc còn vướng nhiều nghi hoặc, là “đối tượng” cho những chủ đề so sánh với gốm cùng loại Trung Hoa về xuất xứ và kỹ thuật tạo tác. Thì trong chừng mực đó, ta tự hào khẳng định rằng Gốm hoa nâu chính xác là nét toàn đặc trưng của nền nghệ thuật gốm Việt Nam, không lai tạp bất kì những ảnh hưởng nào. Nó tỏa sáng với một bản sắc riêng biệt, không thể nhầm lẫn với bất kỳ loại gốm nào từ các quốc gia khác.

Về kỹ thuật sử dụng chất liệu

Gốm hoa nâu - Ấm rượu hoa sen.
Ấm rượu hoa sen.

Người nghệ nhân thời Lý – Trần đã lựa chọn và sử dụng chất liệu ở một tầm cao mới, khi vận dụng được những tư duy của mình về các kiến thức hóa học tự nhiên vào trong sản xuất để tạo được màu sắc nổi bật cho sản phẩm. Kết hợp phản ứng giữa ô-xít sắt có trong men sứ với nhiệt lượng cao trong quá trình nung, đã cho ra được thành phẩm với màu nâu đặc trưng. Trang trí trên lớp men trắng ngà phủ ngoài. Từ đó, bức tranh tổng thể hài hòa và cân bằng về màu sắc. Không chỉ dừng lại ở đó, nghệ nhân cũng đã biến tấu thêm các sản phẩm nền nâu nét trang trí trắng cũng không kém phần nổi bật.

Về tạo hình và trang trí

Thạp họa tiết đấu sĩ, đề tài con người sinh động.
Thạp họa tiết đấu sĩ, đề tài con người sinh động.

Nói về gốm hoa nâu Lý – Trần là sẽ nói về hiện thực và cuộc sống. Bởi nội dung luôn có phần tả thực, phản ánh rõ nét về thiên nhiên, con người. Không những thế, đề tài luôn được đào sâu, tạo được sự phong phú, không gây nhàm chán. Những lá, hoa, chim muông được tái hiện đầy sinh đông, như hàm chứa những linh hồn sống. Tạo hình chủ yếu ở hai góc độ nghiêng và chính diện giúp tăng hiệu quả tả thực các đặc điểm riêng của sự vật thông qua những đừng nét đơn giản.

Về phân bổ bố cục, các họa tiết được trải ra trên một bình diện, không có lớp trước sau, mọi vật không bị thu nhỏ dần theo chiều sâu thấu thị, do đó mà nêu bật sự sinh động của cảnh vật. Họa tiết và tỷ lệ thực trong tư duy người nghệ nhân là hai trừu điểm khác biệt: bông hoa có thể to hơn con gà, chiếc lá bằng nửa con voi… . Họ đề cao tính trang trí hơn và chi phối bố cục. Chỉ cần các mảng được sắp xếp sao cho thuận mắt, chứ không nhằm mục đích diễn tả kích thước của sự vật.

Xem thêm: Bộ Đỉnh Hạc Bằng Sứ – Tinh Hoa Trong Không Gian Thờ Cúng

Về kỹ thuật nung

Các kỹ thuật nung cũng đạt đến độ hoàn thiện đáng kể. Khi mà sản phẩm trong quá trình nung thực hiện được độ tối ưu cao về nhiệt độ cao hơn. Đảm bảo rằng thành phẩm được nung có độ chín đồng đều trên cả bề mặt xương đất, lớp men, và gam màu. Các rủi ro về biến dạng, nứt vỡ, sưng to, hay hiện tượng khói, cũng đã được người nghệ nhân kiểm soát và giảm thiểu.

Những cách tân trong tư duy

Tước rượu chim vẹt.

Nói một cách khách quan rằng, tư duy người thợ làm gốm cùng với những kỹ thuật của họ đã có những phá cách vượt bậc. Họ biến chuyển nhiều góc nhìn khác nhau trong công cuộc tạo ra sắc thái riêng biệt cho nghề.

Trong kĩ thuật tạo dáng, thay vì chỉ tập trung vào mỹ cảm, thì người thợ thời ấy kết hợp sức suy nghĩ và cảm quan thẩm mỹ với những công dụng thực tế của sản phẩm. Họ tư duy không tách rời nghệ thuật khỏi nhu cầu của người dùng hiện vật. Đan xen tính khoa học, tính thực dụng. Vừa tạo ra các tác phẩm nghệ thuật đạt hiệu quả biểu cảm cao. Vừa tạo ra những sản phẩm hữu dụng phục vụ đời sống thường ngày.

Ấm voi xung trận.

Người thợ xưa tự do bỏ đi những chi tiết mà họ cảm thấy không thích. Phóng khoáng mà sáng tạo theo niềm đam mê của chính mình. Chính vì vậy và tạo phẩm luôn giàu tình cảm chân chất, và hiện rõ lên những ước mơ trong sáng của họ. Để cho dáng, kiểu của gốm sinh động, có sức sống, tư duy trên yếu tố kỹ thuật bàn xoay, qua đôi bàn tay phóng túng, tự do trực tiếp thành hình từ đất là rất cần thiết.

Gốm Hoa Nâu – Tự hào một bản thể riêng biệt nước Việt

Nếu gốm men ngọc hay gốm hoa lam còn vướng nhiều nghi hoặc và sự so sánh với gốm cùng loại Trung Hoa về xuất xứ và kỹ thuật tạo tác. Thì trong chừng mực đó, ta tự hào khẳng định rằng Gốm hoa nâu là một sản phẩm hoàn toàn đặc trưng của nền nghệ thuật gốm Việt Nam. Nó tỏa sáng với một bản sắc riêng biệt, không thể nhầm lẫn với bất kỳ loại gốm nào từ các quốc gia khác. Với những bước tiến vượt trội trong kỹ thuật, gốm hoa nâu là tiền đề cho sự phát triển vững chãi của gốm Việt về sau.

Xem thêm: Dấu ấn gốm Việt: Gốm Hoa Lam

Nâng cao tài lộc và may mắn với bình gốm phong thủy cho người mệnh Hỏa

bình gốm phong thủy

Xã hội hiện nay ngày càng phát triển một cách nhanh chóng và phức tạp hơn. Nhưng tin tưởng vào phong thủy, tâm linh vẫn là điều mà nhiều gia đình vẫn luôn giữ lí tưởng đó. Bởi chúng là những vật phẩm giúp đem lại nhiều sự thịnh vượng, tài lộc. Đặc biệt dành cho những người mệnh hỏa khi sở hữu bình gốm sứ. Sẽ mang lại những giá trị phong thủy như thế nào. Hãy cùng Không Gian Gốm theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn nhé.

Tính cách và đặc điểm của người mệnh Hỏa

Mệnh Hỏa đại diện cho sự nhiệt huyết, đầy sức sống nhưng có chút nóng nảy. Tương ứng với lửa và khí hậu của mùa hè. Đa số những người mệnh Hỏa không thích trì hoãn khi đưa ra các quyết định. Thay vì mất thời gian suy nghĩ, họ thích hành động ngay lập tức. Tính cách nhiệt huyết và sẵn sàng này có thể trở thành một hạn chế khi họ phải làm việc nhóm hoặc hợp tác với người khác.

bình gốm cho người mệnh hỏa
Tính cách và đặc điểm của người mệnh Hỏa

Tuy nhiên, người mệnh Hỏa cũng có những phẩm chất đáng kể. Họ luôn lạc quan, can đảm, và thích khám phá. Đắm chìm trong những thú vui tạo nên cảm giác mạnh. Người thuộc mệnh Hỏa có sức hấp dẫn đặc biệt. Với khả năng mang lại năng lượng tích cực và niềm vui cho mọi người xung quanh. Chính điều này đã làm cho họ được yêu thích và trân trọng.”

Yếu tố mang lại thành công cho gia chủ mệnh Hỏa

Sở hữu bình gốm men màu phù hợp

Trong phong thủy, màu sắc có thể có tác động đến năng lượng trong môi trường. Đối với mệnh Hỏa màu đỏ thường được xem là màu thuận lợi. Bởi nó liên quan đến ngọn lửa và sức nóng. Vì thế các mẫu bình gốm phong thủy rất phù hợp cho người mệnh hỏa trưng bày, trang trí trong không gian sống. Để tạo sự kết hợp tốt với mệnh Hỏa. Điều này có thể tạo ra cảm giác ấm áp và năng lượng tích cực trong không gian.

BÌNH GỐM MEN MÀU ĐỎ HỌA TIẾT THUẬN BUỒN XUÔI GIÓ – PHÙ HỢP VỚI NGƯỜI MỆNH HỎA

bình gốm cho người mệnh hỏa
Sở hữu bình gốm men màu phù hợp

Ngoài những gam màu nóng, các chuyên gia phong thủy còn khuyến khích người thuộc hành Hỏa sử dụng màu xanh lá cây cho nội thất nhà ở. Theo nguyên lý tương sinh, Mộc sinh Hỏa; trong đó màu xanh tượng trưng cho hành Mộc.

CÁC MẪU BÌNH GỐM CAO CẤP, SANG TRỌNG TẠI KHÔNG GIAN GỐM

bình gốm cho người mệnh hỏa
Những bình gốm men lục cũng rất phù hợp với người mệnh Hỏa

Họa tiết, hoa văn phong thủy trên bình

Những họa tiết, hoa văn trên bình cũng có thể ảnh hưởng đến năng lượng và phong thủy của bản thân người sở hữu. Một số họa tiết như Thuận Buồm Xuôi Gió, Mã Đáo Thành Công, Công Đào Phú Quý,… Luôn đem lại cho gia chủ nhiều tài lộc, may mắn. Sự thành công, thăng tiến trong công việc và luôn ngày càng thịnh vượng.

Tránh trưng bày những họa tiết có sắc thái tiêu cực hoặc quá phức tạp. Bởi vì chúng có thể tạo ra sự xao lệch năng lượng trong không gian.

HỌA TIẾT, HOA VĂN TRÊN BÌNH MANG ĐẾN GIÁ TRỊ PHONG THỦY QUAN TRỌNG CHO GIA CHỦ SỞ HỮU

bình gốm cho người mệnh hỏa
Họa tiết, hoa văn phong thủy

Vị trí trưng bày bình gốm Bát Tràng

Đặt bình ở những vị trí quan trọng trong ngôi nhà hoặc nơi bạn thường xuyên sử dụng để tận dụng tối đa lợi ích của mệnh hỏa. Để giúp gia chủ xua đuổi vận xui và chào đón điềm lành. Bố cục các phòng trong nhà nên được phân chia phù hợp phong thủy. 

  • Phòng khách: Hướng phòng khách hợp với những người mang mệnh Hoả là hướng Nam, hướng Tây Nam hoặc hướng Đông Bắc. Vì vậy, thiết kế phòng khách cho gia chủ mệnh Hỏa theo những hướng này để cuộc sống gia đình êm ấm, công việc thuận lợi, con đường sự nghiệp thăng tiến rộng mở.

MAI BÌNH MEN ĐỎ VẼ HỌA TIẾT MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG – MANG MAY MẮN ĐẾN CHO GIA CHỦ

bình gốm cho người mệnh hỏa
Chọn vị trí trưng bày bình gốm phù hợp đem lại nhiều may mắn, tài lộc
  • Phòng làm việc: Trưng bày bình gốm phong thủy, vật phẩm phong thủy trong phòng làm việc cho người mệnh hỏa. Có thể giúp tạo ra một môi trường tích cực và hỗ trợ sự thành công trong công việc. Xem xét hướng bàn làm việc, đặt bình gốm sao cho mặt phía trước của nó hướng về phía người đối diện. Điều này có thể tạo ra cảm giác ổn định và sự hỗ trợ trong công việc.

Bình gốm phong thủy cho người mệnh Hỏa nên có trong nhà 

Bình hút lộc gốm sứ

Bình hút lộc Bát Tràng có thể được xem như một biểu tượng của sự giàu có và thịnh vượng. Trưng bày chúng ở không gian nhà giúp thu hút tài lộc và may mắn vào cuộc sống. Điều này có thể liên quan đến việc thuận lợi trong công việc, kinh doanh hoặc tăng thu nhập cá nhân.

BÌNH HÚT LỘC MEN ĐỎ DÁT VÀNG CAO CẤP HỌA TIẾT CÔNG ĐÀO PHÚ QUÝ

bình gốm cho người mệnh hỏa
Bình hút lộc Bát Tràng

BÌNH HÚT LỘC MEN LỤC BÁT TRÀNG HỌA TIẾT THUẬN BUỒM XUÔI GIÓ DÁT VÀNG SANG TRỌNG

bình gốm cho người mệnh hỏa
Bình hút lộc cao cấp

Mai bình tích lộc

Mai bình tích lộc gốm sứ là một vật trang trí có ý nghĩa và giá trị trong phong thủy cao. Đặt mai bình ở nơi có tầm nhìn dễ thấy và được trưng bày một cách đẹp mắt. Mai bình có thể đặt trên bàn làm việc, bàn tiếp khách hoặc trong phòng khách để tạo điểm nhấn và làm tăng năng lượng tích cực.

MAI BÌNH CÔNG ĐÀO PHÚ QUÝ DÁT VÀNG MEN ĐỎ – MANG ĐẾN TÀI LỘC CHO GIA CHỦ SỞ HỮU

bình gốm cho người mệnh hỏa
Mai bình phong thủy

MAI BÌNH HỌA TIẾT MÃ ĐÁO THÀNH CÔNG DÁT VÀNG MEN LỤC – PHÙ HỢP CHO NGƯỜI MỆNH HỎA

bình gốm cho người mệnh hỏa
Mai bình Mã Đáo Thành Công

Hồ lô phong thủy

Hồ lô thường được xem là một biểu tượng của sự bình an và yên bình. Có khả năng che chắn và tránh xa năng lượng tiêu cực. Hồ lô có thể đại diện cho sự thịnh vượng và sự hài hòa trong cuộc sống. Trưng bày hồ lô trong không gian sống của người mệnh Hỏa có thể giúp họ thu hút tài lộc và may mắn.

HỒ LÔ PHONG THỦY HỌA TIẾT NIÊN NIÊN HỮU DƯ DÁT VÀNG MEN ĐỎ

bình gốm cho người mệnh hỏa
Hồ lô phong thủy Bát Tràng

Xem thêm: Tài lộc đầy nhà khi bài trí lọ lộc bình gốm sứ đúng phong thủy

Địa điểm mua bình gốm tài lộc cho người mệnh Hỏa tại TP.HCM 

Sản phẩm bình gốm phong thủy Bát Tràng luôn đứng đầu trong sự lựa chọn khi bạn muốn mang tài lộc, sự hợp mệnh và sự trang nhã vào ngôi nhà của mình. Không Gian Gốm Bát Tràng tự tin về chất lượng sản phẩm và nhận được sự đánh giá cao từ khách hàng. Để sở hữu những chiếc bình phong thủy đẹp và sang trọng. Khách hàng có thể ghé thăm một trong những địa điểm showroom của Không Gian Gốm tại TP.HCM để tham khảo trực tiếp.

HỆ THỐNG CỬA HÀNG KHÔNG GIAN GỐM TẠI TP.HCM

Cửa hàng Không Gian Gốm Bát Tràng
Địa điểm mua bình gốm tài lộc tại TP.HCM

Không chỉ cam kết mang đến sản ưng ý, chúng tôi còn có chính sách giá cực kỳ hấp dẫn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 0912 809 908 để được tư vấn và hỗ trợ khi bạn đặt hàng trực tuyến.

Chum Trống Đồng Bát Tràng – Bí quyết tạo ra tác phẩm độc đáo

quy trình sản xuất chum trống đồng

Nếu như Trống Đồng Đông Sơn là sản phẩm của thời kỳ cực thịnh của nước Văn Lang thì chum sành Trống Đồng Đông Sơn lại thể hiện một sự đẳng cấp, sang trọng bởi những người sở hữu chúng. Vì thế bí quyết để tạo ra những tác phẩm chum trống đồng Bát Tràng độc đáo như thế nào sẽ bao gồm quy trình các bước như thế nào. Theo dõi bài viết sau đây để có thể hiểu rõ hơn nhé. 

Vì sao nên chọn chum Trống Đồng Bát Tràng ngâm rượu

Chum trống đồng Bát Tràng là một sản phẩm thủ công truyền thống của làng gốm nổi tiếng Bát Tràng ở Việt Nam. Được chế tác từ nguyên liệu đất hiếm từ thiên nhiên. Cốt đất đặc trưng của gốm Bát Tràng được cấu tạo nên từ đất sét đặc biệt và phù sa của dòng sông Hồng. Giúp làm nổi bật hương vị của rượu. Đặc điểm này tạo nên một lớp vị độc đáo, làm cho rượu trở nên mềm mịn và thơm ngon hơn.

Dòng chum trống đồng ghi điểm tuyệt đối với người tiêu dùng. Khi trên bề mặt chum được khắc vẽ hoa văn trống đồng Đông Sơn cổ độc đáo. Gần gũi với hình ảnh con người, đất nước Việt Nam. Bật lên sự sang trọng, bắt mắt mà còn làm hài lòng khách hàng bởi chất liệu đất nung cao cấp. 

CHUM TRỐNG ĐỒNG CAO CẤP BÁT TRÀNG

chum trống đồng bát tràng
Vì sao nên chọn chum Trống Đồng Bát Tràng ngâm rượu

Hơn hết, nắp chum trống đồng được thiết kế vô cùng đặc biệt. Khi sở hữu đến 2 lớp nắp, giúp đóng chặt chum trong quá trình ngâm rượu. Không bị bay hơi rượu hoặc các loại côn trùng xâm nhập. Độ bền chắc, chịu áp lực và chịu nhiệt cao của chum sành làm cho người dùng có thể yên tâm sử dụng. 

Công dụng chum Trống Đồng Bát Tràng trong đời sống

Sản phẩm không được tráng men nên thành chum có độ xốp nhất định. Đất sét có khả năng hút ẩm và tạo môi trường bảo quản tốt cho rượu. Giúp duy trì hương vị và chất lượng của rượu trong thời gian dài. Khi sử dụng dụng chum sành trống đồng để ngâm rượu uống thì không lo bị chóng mặt, đau đầu. Sẽ giúp bạn trong quá trình thưởng thức rượu được trọn vẹn nhất. 

CHUM TRỐNG ĐỒNG CÓ THỂ DÙNG ĐỂ HẠ THỔ RƯỢU HOẶC DÙNG ĐỂ TRANG TRÍ TIỂU CẢNH SÂN VƯỜN – TÙY THEO NHU CẦU NGƯỜI SỬ DỤNG

chum trống đồng bát tràng
Công dụng của chum sành trong đời sống

Tùy vào mỗi gia đình sẽ có nhu cầu ngâm ủ rượu theo số lượng lớn nhỏ, không gian khác nhau. Chính vì vậy, chum được sản xuất với nhiều dung tích như 10L, 20L, 30L, 50L hoặc đến 100L, 200L. Đáp ứng đủ cho nhu cầu của mọi gia đình. Với giá cả cũng rất hợp lý mà còn sở hữu được sản phẩm vừa đẹp vừa chất lượng. 

Chum trống đồng Bát Tràng là một món quà tặng độc đáo và tinh tế cho bạn bè, người thân, hoặc đối tác kinh doanh. Nó thể hiện sự quan tâm và tôn trọng đối với người nhận và có giá trị thẩm mỹ cao.

Xem thêm: Các mẫu chum, vại ngâm rượu tại Không Gian Gốm

Quy trình sản xuất chum trống đồng Bát Tràng chi tiết

Quy trình sản xuất chum trống đồng là quá trình chế tác thủ công, đòi hỏi sự khéo léo và kỹ thuật của các nghệ nhân làng gốm. Dưới đây là một số bước trong quy trình sản xuất chi tiết sản phẩm chum trống đồng ngâm rượu. 

Bước 1: Đổ rót vào khuôn

Trong bước này, rót (hoặc đất sét) được đổ vào khuôn, làm nền cho sản phẩm chum trống đồng. Khuôn có thể được làm bằng gỗ hoặc các chất liệu khác thích hợp và đã được chuẩn bị trước.

CHUẨN BỊ KHUÔN ĐỂ TẠO SẢN PHẨM

quy trình sản xuất chum trống đồng
Khuôn tạo nên sản phẩm chum trống đồng

CÔNG ĐOẠN ĐỔ RÓT VÀO KHUÔN TẠO SẢN PHẨM CHUM TRỐNG ĐỒNG

quy trình sản xuất chum trống đồng
Công đoạn đổ rót vào khuôn

Bước 2: Cạo (tiện) bề mặt sản phẩm

Sau khi đã đổ rót vào khuôn, người thợ thường sẽ sử dụng các công cụ và kỹ thuật tiện bề mặt sản phẩm. Bước này có thể bao gồm việc tạo hình chính xác cho sản phẩm và làm cho bề mặt trở nên mịn màng và đẹp.

CÔNG ĐOẠN CẠO BỀ MẶT ĐỂ SẢN PHẨM TRỞ NÊN MỊN MÀNG VÀ RÕ NÉT HƠN

quy trình sản xuất chum trống đồng
Cạo tiện bề mặt của sản phẩm

Bước 3: Phun men

Khi bề mặt sản phẩm đã được tiện và chuẩn bị, men sứ (hoặc chất men khác) sẽ được phun lên bề mặt sản phẩm. Men sứ thường chứa màu sắc và chất làm bóng. Quá trình phun men này làm cho sản phẩm trở nên sáng bóng và đẹp mắt.

CÔNG ĐOẠN PHUN MEN LÊN XUNG QUANH THÂN SẢN PHẨM

quy trình sản xuất chum trống đồng
Phun men
quy trình sản xuất chum trống đồng
Phun men lên nắp chum

Bước 4: Đánh bề mặt sản phẩm

Sau khi men đã được phun lên, người thợ sẽ sử dụng mút xốp hoặc công cụ tương tự để lau kỹ bề mặt sản phẩm. Để sản phẩm nghỉ ngơi. Giúp đảm bảo rằng lớp men được phân phối đều và mịn màng. Điều này cũng giúp loại bỏ các bọt khí và tạo ra một bề mặt bóng đẹp.

CÔNG ĐOẠN LAU BỀ MẶT CHUM SAU KHI PHUN MEN

quy trình sản xuất chum trống đồng
Lau bề mặt chum

Bước 5: Cho vào lò nung

Sau khi sản phẩm đã được chuẩn bị và hoàn thiện, nó sẽ được đặt vào lò nung. Quá trình nung này sẽ tạo ra sự kết cứng của sản phẩm và loại bỏ độ ẩm. Nhiệt độ và thời gian nung cần phải được kiểm soát cẩn thận. Để đảm bảo chum trống đồng không bị nứt nẻ hoặc biến dạng.

SẢN PHẨM ĐƯỢC ĐƯA VÀO LÒ NUNG ĐỂ TẠO THÀNH PHẨM

quy trình sản xuất chum trống đồng
Chum được đưa vào lò nung

Chum trống đồng đã hoàn thiện là một sản phẩm đa dụng và độc đáo. Thể hiện giá trị văn hóa và nghệ thuật. Có nhiều ứng dụng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.

SẢN PHẨM ĐÃ ĐƯỢC HOÀN THIỆN SAU QUÁ TRÌNH NUNG

quy trình sản xuất chum trống đồng
Những chiếc chum đã được hoàn thiện

Xem thêm: Ngâm rượu bằng bình nhựa có thật sự tốt không? Có gây ung thư không?

Địa chỉ bán chum sành ngâm rượu tại Tp.Hồ Chí Minh

Khi nói đến chất lượng chum sành, không thể bỏ qua chum sành Bát Tràng. Để sở hữu những chiếc chum tuyệt vời và rượu ngon. Không Gian Gốm Bát Tràng là nơi cung cấp chum sành sỉ và lẻ ngâm rượu cho nhiều gia đình và doanh nghiệp. 

HỆ THỐNG CỬA HÀNG KHÔNG GIAN GỐM TẠI TP.HCM

Cửa hàng Không Gian Gốm
Cửa hàng Không Gian Gốm

Quý khách hàng có nhu cầu đặt mua chum ngâm rượu, hũ đựng gạo. Hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại hotline: 0912 809 908  ngay hôm nay. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn các mẫu chum ngâm rượu phù hợp. Anh chị và các bạn cũng có thể ghé thăm showroom của chúng tôi để xem sản phẩm thực tế.

Gợi ý quà tặng 20/10 đơn giản nhưng vô cùng ý nghĩa

Gợi ý quà tặng 20/10 đơn giản nhưng vô cùng ý nghĩa

Một món quà tặng nhỏ có thể mang trong nó những ý nghĩa lớn lao và đầy ý nghĩa. Ngày 20/10, ngày Phụ nữ Việt Nam. Đây là dịp tuyệt vời để chúng ta thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng đối với phụ nữ trong cuộc sống của chúng ta. Bất kể là mẹ, vợ, con cái, bạn bè, hoặc những người phụ nữ đặc biệt khác. Một món quà tặng đơn giản nhưng ý nghĩa có thể thể hiện sự quan tâm và tình cảm sâu sắc. Hãy cùng Không Gian Gốm khám phá những quà tặng 20/10 đơn giản nhưng đầy ý nghĩa dưới đây.

Gợi ý quà tặng 20/10 đơn giản nhưng vô cùng ý nghĩa
Ngày quốc tế Phụ nữ Việt Nam

20/10 là ngày gì?

20/10 là ngày Phụ nữ Việt Nam. Đây chính là dịp để tôn vinh và ghi nhận đóng góp của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện nay.

Trong ngày này, người Việt thường bày tỏ lòng biết ơn và quan tâm đến phụ nữ bằng cách tặng quà. Tổ chức các sự kiện. Đồng thời thể hiện tình cảm và sự trân trọng đối với mẹ, vợ, con cái, bạn bè. Hoặc những người phụ nữ quan trọng trong cuộc sống của họ. Đây là dịp để thể hiện lòng kính trọng và ủng hộ phụ nữ trong xã hội.

Có rất nhiều người băn khoăn liệu ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 và ngày quốc tế Phụ Nữ 8/3 có giống nhau không. Nhưng thực chất, hai ngày này đều riêng biệt và có ý nghĩa khác nhau.

Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10 là dịp để tôn vinh. Và ghi nhận những đóng góp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội và gia đình. Đây là một ngày quan trọng để thể hiện lòng tôn kính và tôn trọng đối với người phụ nữ Việt Nam.

Gợi ý quà tặng 20/10 đơn giản nhưng vô cùng ý nghĩa
Ngày 20/10

Xem thêm: Tặng Quà 20/10 Cho Mẹ: Gửi Lời Tri Ân Sâu Sắc

Ý nghĩa của việc tặng quà 20/10

Việc tặng quà vào ngày 20/10 ở Việt Nam thường được thực hiện để thể hiện lòng tri ân, tôn vinh và quan tâm đặc biệt đến phụ nữ trong cuộc sống. Ngày này chủ yếu là để kỷ niệm và tôn vinh vai trò, đóng góp của phụ nữ trong xã hội, gia đình và cộng đồng.

Ngày này là cơ hội để tôn vinh và thể hiện sự trân trọng đối với mẹ, vợ, con cái, bạn bè. Và những người phụ nữ quan trọng trong cuộc sống. Đó là cách thể hiện lòng biết ơn và tôn trọng sâu sắc. Việc tặng quà có thể là một cách khuyến khích và động viên phụ nữ tiếp tục phát triển, rèn luyện bản thân. Và thể hiện sự độc lập trong các lĩnh vực khác nhau. 

Việc tặng quà vào ngày 20/10 không chỉ là cách để thể hiện lòng biết ơn và trân trọng phụ nữ. Mà còn có ý nghĩa xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Và gửi đi những thông điệp tích cực về tình yêu. Và sự quan tâm trong cuộc sống hàng ngày.

Nên tặng quà gì cho ngày 20/10 đơn giản mà ý nghĩa

Lựa chọn quà tặng nên phản ánh tình cảm và suy nghĩ của bạn đối với người nhận. Điều quan trọng nhất là quà tặng phải thể hiện lòng trân trọng. Và tôn vinh phụ nữ trong cuộc sống của họ vào dịp này. Dưới đây là một số gợi ý quà tặng của Không Gian Gốm trong dịp 20/10 này.

Bình hút lộc

Tặng một bình hút lộc vào dịp 20/10 có thể là một ý tưởng tuyệt vời để thể hiện sự quan tâm cho người phụ nữ bạn yêu quý. 

Bình hút lộc có thể là một món quà độc đáo và ý nghĩa. Thể hiện tình cảm và quan tâm của bạn đối với người được tặng. Nó không chỉ có ý nghĩa trong việc tạo thêm sự thịnh vượng. Mà còn mang trong nó những lời chúc tốt đẹp và sự quan tâm chân thành.

BÌNH HÚT TÀI LỘC VẼ VÀNG DÙNG ĐỂ TRƯNG BÀY TRANG TRÍ NHÀ CỬA – PHÙ HỢP CHO CÁC CHỊ EM PHỤ NỮ THÍCH TRANG TRÍ NHÀ

Gợi ý quà tặng 20/10 đơn giản nhưng vô cùng ý nghĩa
Bình hút lộc

Bộ trà Bát Tràng

Tặng một bộ trà Bát Tràng vào dịp 20/10 là một cách thú vị để thể hiện lòng quan tâm. Và tôn vinh phụ nữ trong cuộc sống hiện nay. Bộ trà Bát Tràng không chỉ là một sản phẩm gốm sứ. Mà còn là một cơ hội để tạo ra một trải nghiệm thư giãn và chia sẻ thời gian quý báu với gia đình hoặc bạn bè. Thúc đẩy những cuộc trò chuyện ý nghĩa. Và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ khi cùng thưởng thức trà.

Tặng một bộ trà Bát Tràng có thể thể hiện sự quan tâm và trân trọng đối với người nhận. Nó là một món quà ý nghĩa và thiết thực. Biểu thị lòng quan tâm của bạn vào dịp đặc biệt như 20/10 này.

BỘ ẤM TRÀ HỌA TIẾT VẼ HOA ĐỘC ĐÁO – PHÙ HỢP LÀM QUÀ TẶNG CHO PHỤ NỮ THÍCH THƯỞNG TRÀ

Gợi ý quà tặng 20/10 đơn giản nhưng vô cùng ý nghĩa
Bộ ấm trà Bát Tràng

Xem thêm: Các mẫu bộ ấm trà Bát Tràng tại Không Gian Gốm

Bình cắm hoa

Bình cắm hoa thường mang trong mình ý nghĩa của vẻ đẹp và sự tươi mới. Hoa là biểu tượng tinh túy của vẻ đẹp và sự sống. Tặng bình cắm hoa vào dịp 20/10 có thể thể hiện lòng tôn vinh đối với vẻ đẹp và sự rạng ngời của phụ nữ. 

Tặng bình cắm hoa có thể thể hiện tình cảm và tôn trọng đối với phụ nữ trong gia đình và xã hội. Đây có thể là cách thể hiện lòng biết ơn và tôn vinh vai trò của họ vào dịp đặc biệt này.

CÁC MẪU BÌNH HOA TRANG TRÍ HỌA TIẾT VẼ TAY XINH XẮN – PHÙ HỢP LÀM QUÀ TẶNG 20/10

Gợi ý quà tặng 20/10 đơn giản nhưng vô cùng ý nghĩa
Bình hoa vẽ tay Bát Tràng

Các sản phẩm gốm sứ decor

Các sản phẩm gốm sứ decor thường được thiết kế để trang trí không gian sống hoặc làm điểm nhấn trong ngôi nhà. Chúng có thể tạo ra một không gian ấm cúng và độc đáo. Làm cho ngôi nhà trở nên phong cách hơn và đáng yêu hơn.

Sự tinh tế và cái đẹp trong từng chi tiết và thiết kế của sản phẩm gốm sứ thể hiện một sự quan tâm đối với cái đẹp và sự tinh tế trong cuộc sống. Tặng các sản phẩm gốm sứ decor có thể là một cách tôn vinh và trân trọng vẻ đẹp này.

TƯỢNG GỐM TRANG TRÍ DỄ THƯƠNG – PHÙ HỢP LÀM QUÀ TẶNG BẠN GÁI

Gợi ý quà tặng 20/10 đơn giản nhưng vô cùng ý nghĩa
Đồ decor Bát Tràng

Mua quà tặng 20/10 ở đâu?

Việc mua quà tặng cho ngày 20/10 tại Không Gian Gốm là một ý tưởng không tồi. Đặc biệt nếu bạn muốn tặng các sản phẩm gốm sứ độc đáo và tinh tế. Không Gian Gốm là một trong những địa chỉ uy tín về gốm sứ tại Việt Nam. Cung cấp một loạt các sản phẩm gốm sứ thủ công độc đáo.

Không Gian Gốm cam kết đem đến những sản phẩm gốm sứ đẹp và chất lượng. Cùng với những ưu đãi đặc biệt, nhân viên tư vấn nhiệt tình và chương trình hậu mãi hấp dẫn.
Qua bài viết này, Không Gian Gốm đã giới thiệu cho bạn. Những quà tặng 20/10 đơn giản nhưng lại vô cùng ý nghĩa. Nếu bạn muốn mua một món quà nhân dịp này, hãy đến ngay hệ thống cửa hàng Không Gian Gốm nhé.

Dấu ấn gốm Việt: Gốm Hoa Lam – Từ biểu tượng văn hóa dân tộc đến biệt hóa rực sáng theo thời đại!

GỐM HOA LAM - TỪ BIỂU TƯỢNG VĂN HÓA DÂN TỘC ĐẾN BIỆT HÓA RỰC SÁNG THEO THỜI ĐẠI!

Gốm hoa lam – một biểu tượng của văn hóa dân tộc Việt Nam ta. Từ lâu được xem như một kho báu vô giá của nghệ thuật nước nhà. Là kết tinh của nghệ thuật thủ công và truyền thống lâu đời. Tuy nhiên, trong thời đại số hóa ngày nay. Sự thay đổi nhanh chóng của thời cuộc đã đặt ra câu hỏi rằng: Liệu gốm hoa lam có tiếp tục rực rỡ như một biểu tượng văn hóa. Hay dần trở nên le lói?

Gốm Hoa Lam – Biểu tượng truyền thống văn hóa dân tộc

Gốm Hoa Lam - Biểu tượng truyền thống văn hóa dân tộc
Gốm Hoa Lam – Biểu tượng truyền thống văn hóa dân tộc.

Bình về những đỉnh cao gốm Việt. Gốm hoa lam chính là “khởi đầu” cho những bước chuyển vượt bậc, nâng tầm vị thế ngành thủ công nghiệp gốm sứ nước ta. Tên gọi của loại gốm này bắt nguồn từ việc sử dụng chất men trắng xanh đặc trưng. Cùng các màu sắc và họa tiết trên bề mặt sản phẩm để tái hiện vẻ đẹp của hoa lá và thiên nhiên. Không đơn thuần là một sản phẩm gốm thông thường. Gốm hoa lam là cả một hệ sinh thái nghệ thuật nước nhà.

Tính biểu tượng của văn hóa dân tộc:

Tính biểu tượng của văn hóa dân tộc
Gốm hoa lam và những nét vẽ về văn hóa.

Ta có thể bắt gặp bất kỳ những mảnh văn hóa nào mỗi khi nghiên cứu về gốm hoa lam. Từ câu chuyện kế thừa và bảo tồn, phát huy tinh thần “Đời nối đời, nghề nối nghề” của cha ông từ nghìn xưa. Đến các câu chuyện về tôn vinh những vẻ đẹp thiên nhiên, con người Việt Nam thông qua các hoa văn, họa tiết mang đầy tính biểu tượng văn hóa như: hoa mai, hoa sen, rồng – phượng, … .

Đây còn là hình tượng tượng cho những đức tính đẹp con người Việt Nam ta, qua câu chuyện về quy trình sản xuất ta thấy được sự kiên trì đáng nể của người nghệ nhân. Từ đó lấy làm bài học răn dạy cho con cháu đời sau. Xin khẳng định, gốm hoa lam là một phần của câu chuyện dài về văn hóa Việt Nam!

Xem thêm: QUY TRÌNH SẢN XUẤT GỐM SỨ “XANH”: NÂNG NIU VĂN HÓA – “XANH LÁ” MÔI TRƯỜNG!

Tính biểu tượng của sáng tạo và khác biệt:

Tinh hoa của nghề gốm là nằm ở sự sáng tạo. Tính sáng tạo của gốm hoa lam được thể hiện qua sự kết nối nhuần nhuyễn giữa những khuôn khổ cổ truyền và những làn sóng đương đại. Người nghệ nhân đã biệt hóa để tạo sự “khác mình”, chứ không “tách mình”. Vẫn là kế tục những cổ thuật truyền thống của ông cha.

Tính biểu tượng của sáng tạo và khác biệt.
Những độc đáo trong tạo hình và vẽ nét họa tiết.

Song, người nghệ nhân vẫn tạo được những nét “độc bản” cho riêng mình, họ cho rằng màu mực và nét vẽ là “chết”, họa tiết và cảnh vật là “sống”. Họ “vẽ thực” những họa tiết, hoa văn. Thay vì chỉ tô màu đơn màu lên nét chạm, khắc trên xương gốm như gốm hoa nâu. Sự bứt phá này đã giúp gốm hoa lam vươn lên tầm cao mới! Trở thành một biểu tượng của văn hóa nghệ thuật – sáng tạo.

Tính biểu tượng về sự bền vững và kiên nhẫn:

Quy trình sản xuất gốm hoa lam đòi hỏi sự kiên nhẫn và tập trung cao độ từ người nghệ nhân. Sự bền vững trong việc duy trì nghệ thuật này qua hàng thế kỷ là một biểu tượng về kiên nhẫn. Là một lời cam kết đầy vững chãi của người nghệ nhân Việt đối với nghệ thuật và văn hóa làm gốm Việt.

Gốm hoa lam trong thời đại số hóa

Sự hòa quyện giữa truyền thống và đương đại:

Trải qua một hành trình dài phát triển với rất nhiều thăng trầm, gốm hoa lam tự hào có được một vị thế đặc biệt trong lòng người Việt ta. Giữa những làn sóng thay đổi của số hóa, thay vì phải thụt lùi và tiêu biến. Nghệ thuật làm loại gốm này vẫn mãi trường tồn. Người nghệ nhân họ chọn “chuyển mình” và “thích nghi” với thời cuộc. Trường tồn mãi ngọn lửa nghề của ông cha. Những người thợ gốm tự tin đưa ra những sáng tạo mới mẻ, mang tinh thần truyền thống vào những sản phẩm đương đại. Ta có thể dễ dàng tìm thấy gốm hoa lam không chỉ trong các bảo tàng và triển lãm nghệ thuật. Mà còn trong các sản phẩm đời thường như đèn trang trí, đồ nội thất, và quà tặng.

Tinh hoa nghề gốm Việt.
Hội tụ tinh hoa nghề gốm Việt.

Xem thêm: Ý nghĩa và công dụng của bình hút tài lộc dát vàng.

Gốm hoa lam và những thách thức của thời cuộc:

Mặc dù đã có bước phát triển đáng kể, nhưng gốm hoa lam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức. Nghề thủ công truyền thống đang phải đối mặt với sự cạnh tranh từ sản xuất công nghiệp, hàng hóa ngoại nhập. Sản phẩm công nghiệp thường có giá thành thấp hơn, dẫn đến áp lực đối với người làm nghề. Nguồn lao động trẻ quan tâm ít đến nghề thủ công truyền thống. Nên việc truyền đạt kiến thức và kỹ thuật làm loại gốm này đang gặp khó khăn.

  • Quy trình sản xuất truyền thống đang tiêu tốn nhiều nguồn tài nguyên. Ẩn chứa nhiều nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Việc bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên bền vững đã trở thành một vấn đề quan trọng trong nghệ thuật làm gốm nói chung.
  • Khách hàng là yếu tố quan trọng trong thời đại ngày nay. Việc cân nhắc làm thế nào để thích nghi với sự thay đổi trong thị hiếu và thị trường cũng là một thách thức lớn với người làm nghề.

Việc ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho nghệ thuật gốm hoa lam phát triển có thể giúp duy trì một phần quan trọng của di sản văn hóa Việt Nam. Đó là cách để “Tuyệt đại gốm Việt” tiếp tục tỏa sáng và giữ vị thế của mình trong thời đại số hóa, có thể là một biểu tượng huy hoàng rực rỡ trong cuộc sống hiện đại của chúng ta.

Xem thêm: Hướng dẫn khai ấm trà tử sa đem lại hương vị trà thơm ngon.

Ấm trà Trung Thu: Hương vị thơm ngon của kỷ niệm gia đình.

Ấm trà trung thu: Hương vị thơm ngon của kỷ niệm gia đình.

Mùa Trung Thu đã đến, cũng là lúc hương vị đặc trưng của ấm trà truyền thống đã quay trở lại. Đó là lúc tôi cảm nhận được một ý nghĩa sâu sắc và tình cảm đặc biệt của ấm trà trong cuộc sống và trong ngày lễ truyền thống này.

Ấm Trà: Người Bạn Thân Thiết Trong Gia Đình

Ấm chén Thổ Hoa - kết hợp hoàn mỹ giữa An Thổ Túc và Sứ Trắng mang đến mùa Trung Thu An Yên.
Ấm chén Thổ Hoa – kết hợp hoàn mỹ giữa An Thổ Túc và Sứ Trắng mang đến mùa Trung Thu An Yên.

Trung thu của gia đình bạn được bắt đầu như thế nào? Còn với gia đình tôi, chẳng biết tự bao giờ mà mỗi mùa Trung Thu đến. Âm thanh xuất hiện đầu tiên tôi tiếp xúc là tiếng ấm chén trà sôi nước. Hương thơm đầu tiên tôi tiếp xúc là hương lá trà được lấp đầy không gian nhỏ của căn nhà. Ấm trà truyền thống trở thành người bạn thân thiết của gia đình tôi trong những ngày này.

Tôi nhớ những buổi chiều mùa thu, khi gia đình tôi tụ tập quanh bàn trà. Đổ từng chén trà nóng và cùng nhau trò chuyện. Chiếc ấm trà đã chứng kiến những câu chuyện về quá khứ, những niềm vui và nỗi buồn của gia đình tôi. Nó đã trở thành người bạn đồng hành trong mỗi bữa trà. Và mang theo một phần của quê hương trong từng giọt trà thơm.

Ấm chén trà cũng thường xuất hiện trong các nghi thức, nghi lễ. Trong ngày Tết Trung Thu, chiếc ấm chén trà trở nên đặc biệt hơn bao giờ hết. Làm cho bữa tiệc trà trở thành một nghi lễ thật sự. Một cách để tôn vinh tổ tiên và cầu mong cho một tương lai tốt lành. Tôi nhớ những ngày Tết Trung Thu ấm áp, khi gia đình tôi sẽ ngồi quanh bàn trà. Hun đúc cho nhau những câu chuyện truyền thống. Hòa mình vào không gian yên bình của ngày hội trăng rằm. Đấy là lúc tôi cảm nhận sự kết nối với quá khứ và tôn vinh những nét văn hóa, gia truyền mà ông bà đã truyền lại cho chúng tôi.

Xem thêm: Ấm chén tử sa Bát Tràng – Thú chơi những ấm trà đất nung cổ thời hiện đại.

Sự Cổ Điển Trong Mùa Trung Thu

Ấm tử sa khay thủng – Hòa trộn Trung Thu giữa cổ điển và hiện đại.

Ấm chén trà trong ngày Tết Trung Thu luôn mang theo một hương vị đặc biệt. Hương thơm của lá trà tươi mát, kết hợp với vị ngọt của đường và sự mềm mịn của sữa. Mỗi ngụm trà đắng ngọt đều đánh thức tâm hồn và gợi lên những ký ức của tuổi thơ. Tôi biết rằng, bất kể nơi đâu tôi đến. Hương vị ấm chén trà trong Tết Trung Thu sẽ luôn là một phần của tôi, nhắc tôi về quê hương và gia đình.

Tôi nhớ những buổi chiều mùa thu, khi tôi và mẹ ngồi bên nhau, nhâm nhi chén trà ấm, và tôi có cơ hội chia sẻ với mẹ những niềm lo âu và niềm vui của mình. Ấm chén trà trở thành người bạn đồng hành, lắng nghe những bí mật và mong muốn của tôi. Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả, việc thư giãn và tận hưởng những khoảnh khắc bên ấm chén trà trở nên quý báu hơn bao giờ hết. Đó là thời gian để bản thân tập kết nối với xung quanh. Tập trung vào tinh thần và lắng nghe tiếng nói tâm hồn.

Ngày đoàn viên đã cận kề. Và chiếc ấm chén trà vẫn ở đó, vẫn hàn thuyền những câu chuyện với chúng tôi từ quá khứ, rồi hướng đến tương lai. Là một phần không thể thiếu trong ngày hội trăng rằm. Mang đến ý nghĩa thật sự và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ. Hơn hết, ấm chén là biểu tượng của tình thân Việt Nam.

Xem thêm: Ấm Chén Bát Tràng Cao Cấp Dành Cho Người Đam Mê

Tổng hợp mẫu nậm rượu sứ Bát Tràng họa tiết đắp nổi được nhiều người ưa chuộng

Tổng hợp mẫu nậm rượu sứ Bát Tràng họa tiết đắp nổi được nhiều người ưa chuộng

Ngoài việc sử dụng để đựng rượu, nậm rượu sứ Bát Tràng họa tiết đắp nổi còn là một phần trang trí tuyệt vời dành cho các dịp lễ tết hoặc để thêm phần tinh tế trong trang trí nội thất. Chúng mang ý nghĩa may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho gia đình. Cùng Không Gian Gốm tìm hiểu về sản phẩm độc đáo này nhé!

Không Gian Gốm cung cấp sỉ nậm rượu sứ cho khách hàng

Nậm rượu sứ Bát Tràng họa tiết đắp nổi

Nậm rượu Bát Tràng là một loại sản phẩm gốm sứ cao cấp, nổi tiếng với chất lượng và thiết kế tinh xảo. Được sản xuất tại làng gốm Bát Tràng, một trong những trung tâm gốm sứ hàng đầu tại Việt Nam. Nậm rượu Bát Tràng không chỉ là một công cụ để bảo quản rượu mà còn là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Sự kết hợp giữa chất liệu gốm sứ và tay nghề thủ công tinh xảo. Đã tạo ra nậm rượu Bát Tràng với vẻ đẹp riêng biệt. Chúng thường có các chi tiết tỉ mỉ, hoa văn trang nhã và màu sắc rực rỡ. Tạo điểm nhấn cho bất kỳ bữa tiệc nào. Nậm rượu không chỉ là một phương tiện để trang trí bàn tiệc mà còn là một biểu tượng của sự sang trọng và vị nồng của rượu.

Nậm rượu sứ Bát Tràng giúp lưu giữ hương vị lâu hơn

Với tính năng bảo quản rượu thơm ngon, nậm rượu Bát Tràng. Có thiết kế đặc biệt để giữ cho rượu luôn ở trạng thái tốt nhất. Chất liệu gốm sứ cung cấp môi trường lý tưởng để rượu trưởng thành và phát triển vị hương. Cũng như loại bỏ các tác nhân bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng rượu.

Với nậm rượu Bát Tràng, bạn không chỉ có một sản phẩm chất lượng. Mà còn một tác phẩm nghệ thuật độc đáo để thể hiện sự tôn trọng. Và đối xử đặc biệt với rượu và khách mời của mình.

Phù hợp làm quà tặng cho đối tác, sếp, người thân…

Đặc điểm nổi bật của nậm rượu sứ Bát Tràng

– Sản phẩm chai rượu được tạo dựng với một thiết kế chặt chẽ và vững chắc. Phần thân chai được thiết kế phình to. Còn cố chai được chế tạo với sự tinh tế và sang trọng. Nắp chai được cấu trúc sao cho đậy kín, giữ cho hương vị và chất lượng của rượu bên trong không bị ảnh hưởng.

– Bề mặt của chai rượu được chăm sóc để đảm bảo tính mới mẻ và không phai màu theo thời gian. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể tận hưởng sản phẩm trong thời gian dài. Mà không phải lo lắng về sự thay đổi về hình thức.

– Sản phẩm được tạo ra từ chất liệu cao cấp, đã trải qua quá trình nung ở nhiệt độ cao. Điều này đảm bảo rằng nó không chỉ đẹp mắt. Mà còn có độ bền và chất lượng cao, đáng giá cho sự đầu tư của bạn.

– Chai rượu thường xuất hiện trong các nhà hàng sang trọng. Góp phần làm cho bữa tiệc trở nên đặc biệt và ý nghĩa hơn. Sự xuất hiện của sản phẩm này thường đi kèm với một cảm giác sang trọng và quý phái. Nâng cao trải nghiệm của người sử dụng.

– Đặc biệt, chai rượu được thiết kế với kích thước nhỏ gọn, tiện lợi để dễ dàng sử dụng và vận chuyển. Điều này làm cho sản phẩm trở thành một lựa chọn linh hoạt cho cả trong không gian gia đình. Và trong các buổi tiệc tại nhà hàng.

NẬM RƯỢU SỨ ĐƯỢC THIẾT KẾ CỰC MẮT BẮT, TOÁT LÊN VẺ SANG TRỌNG

Thiết kế chai cực kì sang trọng

Lý do nên sử dụng nậm rượu sứ Bát Tràng họa tiết đắp nổi

Dưới sự cạnh tranh của nhiều sản phẩm tương tự, không đơn giản để nậm rượu Bát Tràng duy trì sức hấp dẫn lâu dài đối với người tiêu dùng. Điều này đòi hỏi những yếu tố sau đây:

Lưu giữ và Tạo Hương Vị Đặc Biệt

Nậm rượu Bát Tràng làm tăng sự tươi mát và thơm ngon của rượu. Khi rượu được lưu giữ trong nậm, nó trở nên nồng nàn và sâu sắc hơn. Điều này không chỉ làm cho rượu thêm ngon mà còn làm tôn vinh hương vị riêng biệt của nó. Hơn nữa, rượu có thể có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thần kinh của con người, nhưng khi được đựng trong nậm gốm, chất này được trung hòa, làm cho rượu trở nên an toàn hơn cho sức khỏe.

An Toàn Cho Người Sử Dụng

Quá trình sản xuất nậm rượu Bát Tràng tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng cao, từ việc chọn nguyên liệu, quá trình nung gốm cho đến việc tráng men. Khi nậm rượu tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc thấp, nó không làm thay đổi chất lượng của rượu như các bình nhựa thông thường có thể làm.

Mẫu Mã Đẹp và Đa Dạng

Nậm rượu Bát Tràng có sẵn trong nhiều kiểu dáng và mẫu mã khác nhau, đáp ứng đa dạng nhu cầu của người sử dụng. Bạn có thể lựa chọn giữa những mẫu có phong cách trang nhã và truyền thống cho các buổi dâng bàn thờ hoặc những mẫu độc đáo và đẹp mắt để sử dụng trong các cuộc nhậu vui vẻ. Điều này tạo ra sự linh hoạt trong việc sử dụng nậm rượu, từ những dịp trọng đại đến những buổi tiệc nhỏ tại gia đình hoặc ngoài trời.

Xem thêm: Chum sành ngâm rượu Bát Tràng

Một số nậm rượu sứ Bát Tràng họa tiết đắp nổi được nhiều người ưa chuộng

NẬM RƯỢU SỨ MEN NÂU BÓNG HỌA TIẾT PHÚC CẨU THỂ HIỆN SỰ MẠNH MẼ

Nậm rượu sứ họa tiết Phúc Cẩu

MẪU NẬM RƯỢU SỨ HỌA TIẾT CỔ XƯA, HOÀI CỔ

Nậm rượu sứ họa tiết cổ xưa

NẬM RƯỢU SỨ HỌA TIẾT THUYỀN BUỒN THỂ HIỆN SỰ THUẬN BUỒM XUÔI GIÓ

Nậm rượu sứ họa tiết thuyền buồm

NẬM RƯỢU SỨ HỌA TIẾT VẼ CHIM CỔ

Nậm rượu sứ họa tiết chim cổ

NẬM RƯỢU SỨ HỌA TIẾT ĐẦU LÂN MANG ĐẾN SỰ THỊNH VƯỢNG, TIỀN TÀI CHO GIA CHỦ

Nậm rượu sứ họa tiết đầu lân

NẬM RƯỢU SỨ VỚI HỌA TIẾT NGƯỜI VIỆT CỔ MANG NÉT TRUYỀN THỐNG XƯA

Nậm rượu sứ họa tiết người Việt cổ

Xem thêm: Chum sành ngâm rượu gốm sứ Bát Tràng

Địa chỉ bán nậm rượu sứ Bát Tràng đắp nổi tại Tp.Hồ Chí Minh

Nếu bạn có cơ hội, hãy thăm trực tiếp các cửa hàng trong Hệ thống Không Gian Gốm để trải nghiệm sự đẹp mắt của những nắm rượu Bát Tràng và khám phá các sản phẩm gốm sứ khác như: đồ thờ Bát Tràng, bình hút tài lộc, ấm chén, bát đĩa… Để mua hàng trực tuyến, bạn có thể truy cập trang web khonggiangom.vn hoặc liên hệ theo hotline: 0938 309 713 để biết thêm thông tin chi tiết.

HỆ THỐNG CỬA HÀNG KHÔNG GIAN GỐM TẠI TP.HCM

Cửa hàng Không Gian Gốm
Cửa hàng Không Gian Gốm

Gốm Bát Tràng – Tinh hoa hội tụ, người Việt “rất yêu”!.

GỐM BÁT TRÀNG-TINH HOA HỘI TỤ, NGƯỜI VIỆT “RẤT YÊU”

Gốm Bát Tràng từ lâu đã trở thành một phần quen thuộc với chúng ta. Dẫu có bề dày lịch sử rất lâu đời. Song, chẳng biết từ sự kỳ diệu nào mà bao đời nay. Người Việt ta vẫn luôn “đắm say” gốm Bát Tràng một cách lạ thường. Vậy, sức hút ấy là gì?

NGUỒN GỐC GỐM BÁT TRÀNG

Nguồn gốc gốm Bát Tràng
Làng Bát Tràng thời xưa.

Con cháu vẫn luôn truyền tai nhau một giai thoại đánh dấu bước ngoặt lịch sử gốm Việt. Năm 1010, sau khi vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô về Thăng Long. Để giữ được sự phồn thịnh của nghề gốm gia truyền trong thời điểm bấy giờ. Những dòng họ nghệ nhân nghề gốm từ khắp nơi đổi về về thành Thăng Long lập nghiệp. Tiêu biểu có họ Trần, Vương, Lê, Phạm làng Bồ Bát xứ Thanh và họ Nguyễn ở đất Minh Tràng. Tụ về vùng đất ven sông Hồng – nơi có đất sét tốt để sản xuất gốm sứ để sinh sống và hành nghề làm gốm. Từ đấy, hành trình làng gốm Bát Tràng ra đời.

“Bát Tràng” có nghĩa là “cái đất lớn”, “là vùng đất chuyên môn”. Diễn giải sâu sắc hơn, theo Hán tự, “Bát” bên trái là bộ Kim 金 hiểu là sự giàu có. Bản 本 có nghĩa là “cội nguồn”, “nguồn gốc”. Ông cha đặt tên “Bát Tràng” [鉢場] mong muốn con cháu ngàn đời “có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc”. Tên ban đầu của làng là “Bạch Thổ Phường” có nghĩa là “vùng đất trắng”. Sau với sự phát triển vượt trội, người dân đổi tên thành “Bách Tràng Phường”. Mang ý nghĩa là nơi có trăm lò bát.

Sản phẩm làng Bát Tràng thuộc loại cao cấp, quý hiếm. Chuyên phục vụ cho hoàng gia, và giai cấp quý tộc. Đa phần, làng chuyên sản xuất về đồ thờ: chân đèn, lư hương, bình hoa.

Xem thêm: Gợi Ý Chọn Đồ Thờ Bát Tràng Cao Cấp Cho Không Gian Nhà Bạn

NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT

GỐM BÁT TRÀNG – XƯA:

Gốm Bát Tràng - xưa
Bình hoa Bát Tràng xưa – vẽ hoa lam. Nguồn: Internet

Chất men chủ yếu được sử dụng thời bấy giờ thường là men hoa nâu và men hoa lam. Gốm Bát Tràng thế kỷ XIV – XV thường dùng kỹ thuật khắc chìm tô men nâu, kết hợp với đắp nổi và vẽ lam. Họa tiết trang chủ yếu là thiên nhiên: hoa lá, hoạt cảnh người. Đến đầu thế kỷ XVI, kỹ thuật trang trí đắp nổi kết hợp với vẽ lam đạt trình độ tinh xảo. Trang trí họa tiết chủ yếu là hình ảnh rồng – phượng, xen kẽ mây ngũ sắc, cánh sen đứng, phong cảnh sơn thủy…. Đặc sắc và tinh xảo hơn thường.

Thế kỷ XVII là đỉnh cao của kỹ thuật khắc, đắp nổi. Trang trí họa tiết tiếp nối thế kỷ XVI, nhưng cũng xuất hiện vài đổi mới. Hình thù trang trí với nhiều sự độc đáo, như: bộ tứ linh, hổ phù, hạc… . Thời kỳ cũng đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử nghề gốm. Khi mà dòng gốm men rạn xuất hiện. Kết hợp trang trí nổi, đề tài đa dạng hơn, với: rồng, tứ linh, hoa lá, cúc – trúc – mai – tùng … . Thế kỷ XVIII là nổi bật của dòng gốm men màu. Họa tiết trang trí tuy không có nhiều thay đổi. Kỹ thuật chạm khắc trang trí đã đạt đến trình độ thượng thừa, sống động như thật.

Tựu trung, từ xưa thì sản phẩm Bát Tràng luôn có sự đạt chuẩn về chất lượng. Người nghệ nhân đã vô cùng tinh tế lồng ghép các yếu tố văn hóa dân tộc vào bên trong. Khi đến tay người dùng, sản phẩm là “kết tinh” trọn vẹn sự thiêng liêng non nước Việt nam ta. Ta thấy được con người ta trong từng nét chạm, trong từng hình thù.

GỐM BÁT TRÀNG – NAY:

Bộ ấm chén hỏa biến lồng hoa
Bộ ấm chén hỏa biến lồng hoa

Sau giai đoạn suy thoái TK XIX, làng nghề cổ truyền Bát Tràng trên đã phát triển trở lại. Bằng sự yêu nghề, yêu dân tộc, nghệ nhân làng Bàng Tràng không ngừng nổ lực phục hồi nghề cổ truyền mang đậm tính văn hóa này. Vẫn giữ lại những truyền thống của ông cha ta trong quy cách sản xuất. Song, gốm Bát Tràng thời hiện đại đã có sự nâng cấp và cải tiến hơn về mẫu mã và kiểu dáng. Đa dạng sản phẩm hơn khi ngày nay có thêm ấm chén bát tràng. Hay các sản phẩm trang trí nhà cửa, phòng khách và phòng ngủ.

Người nghệ nhân đã dày công tìm tòi và phát triển cho ra đời mặt hàng men hỏa biến. Kết hợp thêm kỹ thuật lồng hoa bên trong tạo điểm nhất ấn tượng. Hay có thể kể đến kỹ thuật vẽ vàng hoạ tiết thủ công của người nghệ nhân. Người nghệ nhân đã kế thừa và nâng cao thêm tay nghề, biến hóa chạm khắc, đắp nổi, cho hoa văn thêm sinh động. Hơn hết, là sự tinh tế lồng ghép các yếu tố dân tộc vào. Vẫn những hình ảnh truyền thống như: hoa – lá, cá cảnh, phong cảnh Việt Nam. Hoặc nổi bật với những điển tích từ ngàn xưa, cùng với những thông điệp đại cát đại lợi.

NGÀN NĂM – MỘT THƯỞ TÌNH YÊU THƯƠNG VỚI GỐM

Không chỉ dừng lại ở việc phục vụ tiêu dùng trong nước. Gốm cổ truyền còn được phát triển mang đế bạn bè quốc tế và được đón nhận nồng nhiệt. Gốm Bát Tràng vì thế cũng không còn là một món đồ dùng hay vật trang trí đơn thuần. Ẩn sâu bên trong đó tinh hoa, tâm huyết của những người thợ thủ công Việt Nam.

Cũng như bao người Việt khác, Không Gian Gốm Bát Tràng cũng dành cho gốm cổ truyển một tình yêu một thuở vẹn trọn. Xuất phát điểm là “những “con tim có tình yêu gốm sứ mãnh liệt”. Chúng tôi không ngừng phát triển tình yêu thương ấy. Lương truyền và Cải cách là hai điều mà doanh nghiệp luôn đề cao trong thời buổi bấy giờ.

“Mang tinh hoa gốm sứ thủ công làng nghề Việt đến mọi gia đình”

Đó là KHÔNG GIAN GỐM BÁT TRÀNG.

Xem thêm: Tìm mua bộ bát đĩa đẹp ngay tại TP.HCM

Quy trình sản xuất gốm sứ xanh: Nâng niu văn hóa – “Xanh lá” môi trường!

Quy tình sản xuất gốm "xanh": Nâng niu văn hóa - Xanh lá môi trường.

Nghệ thuật gốm Việt đã tạo dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường thế giới qua vô số các tác phẩm vô cùng độc đáo. Trong thời đại công nghiệp hóa, ngoài việc cần tiếp nối lửa nghề cha ông, thì nghề và người làm nghề còn đang đối mặt với thách thức về môi trường. Đòi hỏi cần có phải có sự đổi mới để tạo ra quy trình sản xuất gốm sứ “xanh”. Vừa giữ vững giá trị văn hóa dân tộc ngàn đời, vừa đảm bảo cân bằng và bảo vệ môi trường.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT GỐM – NHỮNG GÌ TA NÊN HIỂU:

Quy trình sản xuất gốm truyền thông

Việc dùng đồ gồm đã phần nào giúp ích trong công tác cải thiện các vấn đề ô nhiễm môi trường. Nhưng khi nhìn vào thực tế, có một sự thật khắc nghiệt rằng: Gốm được tạo tác ra đã không “xanh” và cũng không mấy “thân thiện” như chúng ta nghĩ. Quy trình sản xuất gốm đang có nhiều ảnh hưởng vô cùng lớn đến hệ sinh thái sống của chúng ta. Hơn hết, chúng tồn đọng trong mỗi khâu, mỗi giai đoạn.

  • Nguyên liệu truyền thống: Đất và khoáng chất tự nhiên là nguyên liệu chính để sản xuất. Đào và khai thác khoáng chất tự phát, mất kiểm soát đã gây ra sự mất cân bằng môi trường tự nhiên.
  • Sử dụng năng lượng lớn: Quá trình nung cần đến lượng nhiên liệu hoá thạch rất lớn. Sử dụng không hợp lý, và đã tạo ra hiện tượng nhà kính. Dẫn đến biến đổi khí hậu.
  • Gây ô nhiễm: Quy trình nung gốm ô nhiễm không khí trầm trọng. Tính trung bình thì mỗi lò nung thải ra khí quyển 2,5 tấn chất thải rắn. Các phế liệu đất nung khác như: mảnh sứ vỡ, hỏng không được xử lý phù hợp. Đổ ra sông hồng gây ô nhiễm nguồn nước.
  • Chất thải và xử lý chất thải: Các loại hóa chất, khí thải đã không được xử lý. Thải trực tiếp vào đất, vào nước. Dẫn đến sự tích tụ các kim loại nặng và các chất gây hại khác. Ảnh hưởng trầm trọng đến hệ vi sinh vật đất, làm mất cân bằng dinh dưỡng hệ sinh thái. Đồng thời làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại gây hại sức khỏe con người.

QUY TRÌNH SẢN XUẤT GỐM – VẼ XANH CHO MÔI TRƯỜNG

Xây dựng quy trình sản xuất gốm “Xanh”.

Để đối phó với các vấn đề trên, gốm “xanh” và quy trình sản xuất “xanh” ra đời như một giải pháp kết hợp giữa nghệ thuật văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường. Thể hiện qua:

  • Sử dụng năng lượng tái chế: Sử dụng những nguồn năng lượng tái chế là điều mà người nghệ nhân gốm “xanh” đang hướng đến. Các lò gốm hiện nay đã sử dụng lò điện, sử dụng năng lượng mặt trời hay các dạng năng lượng tái tạo khác để sản xuất.
  • Khai thác nguyên liệu tiết kiệm: Có sự kế hoạch và kiểm soát hơn trong khâu khai thác. Công tác phủ xanh đồi trọc cũng được người nghệ nhân hưởng ứng mạnh mẽ.
  • Quy trình thiết kế và sản xuất bền vững: Luôn đề cao tính bền vững. Không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn bảo vệ và duy trì cho thế hệ tương lai. Làm cho hôm nay – Nghĩ về tương lai là tư duy mà người nghệ nhân hiện đại đang có.
  • Tái chế và loại bỏ chất thải: Quy trình sản xuất được áp dụng công nghệ tiên tiến để tái chế và loại bỏ chất thải một cách hiệu quả, giảm tác động đến môi trường. Xử lý các phế phẩm “sạch” hơn và “văn minh” hơn. Thiết lập thêm quy trình tái chế lại phế phẩm, như: đập, nghiền và sản xuất lại thành một thành phần trong phối liệu xương.

Xem thêm: ĐỊA CHỈ CÁC CỬA HÀNG GỐM SỨ BÁT TRÀNG TẠI TP.HCM

GỐM XANH: NÂNG NIU VĂN HÓA DÂN TỘC

Quy tình sản xuất gốm "xanh": Nâng niu văn hóa dân tộc.
Quy tình sản xuất gốm “xanh”: Nâng niu văn hóa dân tộc.

Gốm không chỉ đơn giản là sản phẩm thủ công. Gốm còn mang trong mình những giá trị văn hóa dân tộc. Việc hun đốt thêm ngọn lửa nghề gắn liền với công cuộc “vẽ xanh” môi trường là một thách lớn cho người nghệ nhân thời đại. Nhưng, khi tình yêu dân tộc trải rộng trong mọi tế bào. Cộng vào đó là tư duy làm nghề luôn được đổi mới, người nghệ nhân tìm thấy “Thách thức” như một”Cơ hội”. Điều này có thể thể hiện qua:

  • Bảo tồn kỹ thuật thủ công: Sản xuất gốm sứ “xanh” thường dựa vào kỹ thuật thủ công truyền thống, giúp bảo tồn và truyền đạt các phương pháp thủ công từ thế hệ này sang thế hệ khác.
  • Khuyến khích nghệ nhân thủ công: Gốm sứ “xanh” thường thúc đẩy việc phát triển nghệ thuật và kỹ thuật trong việc tạo ra các tác phẩm gốm sứ độc đáo, khuyến khích nghệ nhân thủ công.
  • Phát triển thị trường nghệ thuật: Sản phẩm gốm sứ “xanh” thường được xem là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị thời đại rất cao. Sản phẩm vừa mang đậm tính dân tộc, vừa dung hòa các yếu tố thị hiếu và xu hướng môi trường.

Với tầm nhìn về một tương lai bền vững, chúng ta cần tìm cách xây dựng quy trình sản xuất gốm sứ “xanh.” Đây là một hướng đi mới không chỉ nâng cao giá trị văn hóa truyền thống mà còn bảo vệ được ngôi nhà chung của chúng ta. Thông qua đó, thúc đẩy sự sáng tạo trong quy trình sản xuất. Đảm bảo “nghiệp dân tộc” tiếp tục tỏa sáng với một tầm nhìn mới, giữ vững giá trị văn hóa và bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai.

Xem thêm: GỐM VIỆT NAM – NGHÌN NĂM CHUYỆN VỀ GÌN GIỮ VÀ PHÁT TRIỂN.

Gốm Việt Nam – Nghìn năm chuyện về gìn giữ và phát triển.

Gốm Việt Nam - Nghìn năm chuyện về gìn giữ và phát triển.

Trong suốt hành trình phồn thịnh và rực rỡ qua các triều đại nước Việt, gốm gắn kết chặt chẽ với người Việt ta. Dần dà, nó đã trở thành nét văn hóa đặc trưng. Gốm Việt Nam – nghề của người Việt Nam, mang hồn Việt Nam.

NÉT BẢN SẮC GỐM VIỆT NAM

Gốm Việt Nam gắn liền với con người Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử nghìn năm. Từ thời thượng cổ, qua bao thăng trầm của các triều đại văn hiến, đến hội nhập và cải biên theo thời cuộc. Gốm Việt vẫn giữ được nét bản sắc riêng biệt. Suốt thời kỳ Bắc thuộc, gốm Việt chững lại vì phải cộng hưởng với những bản thể văn hóa khác. Rồi dần lấy lại được phong độ của sự thịnh vượng như ngày trước. Lịch sử gốm Việt định hình được bản sắc riêng biệt sau khi có được sự độc lập.

Ở mỗi giai đoạn, gốm Việt Nam có những đặc điểm riêng:

  • Gốm thuở sơ khai là gốm mộc nặn bằng tay. Xương gốm thô sơ, hoa văn tinh giản với các vạch chéo, văn sóng nước, văn chải răng lược. Thời văn hóa kim khí, gốm Việt chuyển mình hơn. Với sự xuất hiện của kỹ thuật tạo hình bằng bàn xoay làm phong phú mẫu mã và kiểu dáng.
Gốm Việt Nam thời Phùng Nguyên
Gốm thời Phùng Nguyên
  • Phát triển vượt bậc nhất phải kể đến văn hóa gốm từ TK X – TK XV sau CN. Nếu thời Lý – Trần dị biệt, đổi mới với gốm men ngọc, men trắng, hoa nâu và men hoa lam, … . Thì Lê Sơ là thời kì thịnh thế của định nghĩa “gốm xuất ngoại”. Đây cũng là kỳ vàng son của lịch sử gốm Việt.
Gốm Việt Nam thời Lý - Trần
Gốm thời Lý – Trần
  • Gốm vẫn tồn tại và duy trì được những nét văn hóa đặc trưng của đất nước, con người ta. Cho đến nay, vẫn còn tồn tại các làng nghề gồm truyền thống đậm nét đẹp dân tộc.
Gốm Việt Nam hiện đại
Chế tác gốm hiện nay

LÀNG GỐM BÁT TRÀNG – NƠI TINH HOA ĐƯỢC GÌN GIỮ VÀ PHÁT TRIỂN

Một góc làng gốm Bát Tràng.
Một góc làng gốm Bát Tràng hiện nay. Ảnh: Internet

Kể đến làng gốm Bát Tràng – làng gốm có nhiều đóng góp trong sự bùng nổ của bức tranh văn hóa Việt Nam ta. Mẹ thiên nhiên đã ưu ái khi cho nằm ven bên bờ sông Hồng ở khoảng giữa thành Thăng Long và phố Hiến. Tạo lợi thế vừa được sông ngòi phù trợ lượng phù sa lớn. Vừa giúp đẩy mạnh việc giao thương mua bán bên ngoài.

Tính văn hóa dân tộc của làng Bát Tràng được thể hiện rõ trong mỗi sản phẩm. Nguyên liệu và quy trình sản xuất vẫn áp dụng theo cách cũ ông cha ta từ ngàn xưa. Hoa văn được lấy cảm hứng từ những nét đẹp trong thi ca – hội họa, từ cuộc sống dung dị, đời thường. Không dừng lại ở đó, tính văn hóa dân tộc đã ăn sâu vào dòng máu của mỗi con người ở làng Bát Tràng. Khi mà gốm sứ đã xuất hiện từ rất lâu trong đời sống thường ngày của họ.

Dẫu trải qua bao thăng trầm, song làng gốm Bát Tràng vẫn giữ được nét đẹp cổ truyền từ ngàn xưa. Nét đẹp mang đậm tính văn hóa dân tộc, nay lại tô điểm thêm sự hiện đại và độc đáo. Sản phẩm gốm Bát Tràng ngày nay không chỉ dừng lại việc giữ gìn truyền thống xưa. Thêm vào đó, sản phẩm còn mang tính thị trường để phù hợp với xu hướng thời đại. Mang nét đẹp truyền thống của ông cha hôm xưa đến gần hơn với cháu con ngày nay.

Xem thêm: Lựa chọn các mẫu bát đĩa 6 cánh đẹp tiện dụng cho gia đình

KHÔNG GIAN GỐM BÁT TRÀNG – MẢNH GHÉP CẦU NỐI CHO SỨ MỆNH LÀNG BÁT TRÀNG

Tìm hiểu và nhận ra được sứ mệnh cao cả của làng gốm Bát Tràng trong thời buổi hiện nay. Không gian gốm Bát Tràng tự hào là một phần trong nhịp cầu, nối liền mảnh ghép trong công cuộc hoàn thành sứ mệnh ấy.

“Sản phẩm gốm sứ Bát Tràng là điển hình cho quá trình sản xuất thủ công, vẽ tay của nghệ thuật làm gốm truyền thống. Mỗi sản phẩm làm ra mang đậm dấu ấn riêng, trở thành một vật phẩm độc đáo trên thị trường gốm sứ Việt”

ông Lê Trung Liêm, Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần không gian gốm Bát Tràng cho biết

Đây là ngôi nhà của những “con tim có tình yêu gốm sứ mãnh liệt”. Mong muốn mang tinh hoa truyền thống gốm nước nhà đến gần và sau hơn vào thế hệ con cháu đời sau. Chưa dừng lại ở đó, Không Gian Gốm Bát Tràng khẳng định khát khao mãnh liệt mang thương hiệu gốm sứ Bát Tràng truyền thống của Việt Nam vươn ra thị trường Thế giới.

Hành trình hoàn thành sứ mệnh: Mang nét đẹp truyền thống của ông cha hôm xưa đến gần hơn với cháu con ngày nay. Đã và đang bắt đầu!

Xem thêm: Bình cắm hoa gốm sứ trang trí phòng khách siêu sang

Bát Đĩa Cúng Rằm Tháng 7 Đẹp Không Thể Bỏ Qua

Mẫu bát đĩa Bát Tràng cúng rằm tháng 7

Bát đĩa cúng rằm tháng 7 thường được nhiều gia đình, nhiều tập thể quan tâm. Bởi rằm tháng 7 là một trong những ngày rằm lớn trong năm. Vào ngày rằm này, nhiều nơi sẽ chuẩn bị mâm cỗ để cúng tổ tiên và cúng Phật. Bộ bát đĩa chính là một phần không thể thiếu trong những ngày này. Hãy cùng Không Gian Gốm điểm qua những mẫu bát đĩa cho ngày rằm tháng 7 nhé!

BỘ BÁT ĐĨA HOA BÁT TRÀNG MEN KEM HỌA TIẾT VẼ CÁ XANH

Bộ bát đĩa hoa Bát Tràng men kem hoa xanh
Bộ bát đĩa hoa Bát Tràng men kem cá xanh

Những món cúng rằm tháng 7

Mâm cúng lễ Vu Lan báo hiếu cần chuẩn bị nhiều nhất và thể hiện nhiều nhất ở tấm lòng. Không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy nhưng phải thể hiện được lòng biết ơn, thành kính với cha mẹ đã khuất. Chính vì vậy, các món ăn cũng khá quen thuộc. Những nguyên liệu cho mâm tương đối dễ tìm và các món ăn cũng dễ thực hiện.

Việc cúng Vu Lan báo hiếu tại tư gia nên thực hiện theo các khóa lễ sau: cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, sau cùng là cúng thí thực chúng sinh.

Món mặn

Rằm tháng 7 còn được biết đến với tên gọi khác là Lễ Vu Lan. Vào dịp này, các gia đình thường sẽ chuẩn bị một mâm cỗ chỉn chu để dâng cúng tổ tiên. Mâm cỗ mặn cúng lễ Vu Lan thường gồm gà ta luộc, xôi vò, nem rán, canh rau củ thập cẩm, giò lụa, và nộm gà xé phay.

BÀY ĐỒ CÚNG TRÊN BỘ CHÉN ĐĨA HOA MẶT TRỜI

Mâm cúng mặn bát đĩa hoa mặt trời
Mâm cúng mặn bát đĩa hoa mặt trời

Có nơi đơn giản hơn thì mọi người sẽ chuẩn bị Cháo loãng, gạo, muôi, cơm trắng, canh, nước lã, xôi, chè (các loại chè), khoai (khoai lang, khoai sọ) luộc, bỏng ngô, hoa quả, bánh kẹo, trầu cau, thuốc lá, hương hoa, quần áo. Mâm cúng này đơn sơ tương tự như mâm cúng Phật.

Ngoài ra, trên mâm cúng gia tiên phải có tiền vàng và cả những vật dụng cho người Âm. Những lễ vật này làm bằng giấy tượng trưng từ những vật truyền thống. Chúng được làm khá giống như đồ thật. Ví dụ như: Quần áo, giày dép, áo bào, cung điện, ngựa, các vật dụng trang sức,… để cho người cõi âm có được một cuộc sống tiện nghi giống như người trên dương thế.

Tham khảo: Sắm bát gà gốm sứ cúng rằm tháng 7

Món chay cho mâm cúng Phật

Mâm cơm cúng có các món đơn giản mà chúng tôi gợi ý như sau:

  • Sườn non chay
  • Giò chay
  • Nem chay thực dưỡng rán
  • Bông thiên lý xào chay
  • Bánh bao chay vị cốm hấp
  • Canh súp lơ và hoặc canh chua chay
  • Xôi lạc
Mâm cúng chay bàn thờ Phật
Mâm cúng chay bàn thờ Phật rằm tháng 7

Mâm cúng chúng sinh

Cúng chúng sinh nên cúng ngoài trời, không cúng chung với bàn thờ gia tiên. Khi đốt tiền vàng quần áo đứng vãi gạo muối ra 5 phương 4 hướng. Tham khảo thêm chi tiết bài viết: Hướng dẫn chuẩn bị lễ vật cúng cô hồn.

Cúng chúng sinh nên cúng ngoài trời, không cúng chung với bàn thờ gia tiên. Khi đốt tiền vàng quần áo đứng vãi gạo muối ra 5 phương 4 hướng. Trên mâm cúng chúng sinh thường có những lễ vật sau:

  • Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong).
  • Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ).
  • Hoa quả (5 loại 5 mầu).
  • 12 cục đường thẻ.
  • Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng…).
  • Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo.
  • Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã).
  • Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang, 2 ngọn nến nhỏ.
  • Bỏng ngô, khoai lang luộc, ngô luộc, sắn luộc.
  • Mía (để nguyên vỏ và chặt từng khúc nhỏ độ 15 cm).
  • Lưu ý, cúng chúng sinh không nên cúng xôi, gà. Khi đặt tiền vàng ở trên mâm nên để theo 4 hướng và mỗi hướng nên đặt cây hương theo số lẻ 3, 5 hoặc 7.
Mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7
Mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7

Các mẫu bát đĩa gốm sứ thông dụng cho mâm cúng rằm tháng 7

Mâm cúng chúng sinh rằm tháng 7

Bộ bát đĩa cúng rằm tháng 7 men kem hoa đào xanh
Bộ bát đĩa cúng rằm tháng 7 men kem hoa đào xanh

Bộ bát đĩa men ngọc hoa đào trắng

Bộ bát đĩa men ngọc hoa đào trắng
Bộ bát đĩa men ngọc hoa đào trắng

Bộ bát đĩa men rạn vẽ hoa xanh

Bộ bát đĩa men rạn hoa xanh
Bộ bát đĩa men rạn hoa xanh

Bộ bát đĩa men hỏa biến xanh

Bộ bát đĩa men hỏa biến
Bộ bát đĩa men hỏa biến

Tiêu chí chọn bát đĩa gốm sứ Bát Tràng

Chọn bát đĩa theo màu men

Khi mua bát đĩa Bát Tràng hay bất cứ đồ gia dụng nào. Nên mua những loại càng ít hoa văn sặc sỡ càng tốt. Và tốt nhất là màu trắng hoặc màu tinh khiết như thủy tinh. Bát đĩa gốm sứ mà có màu sắc sặc sỡ hay hoa văn nhiều thường có hàm lượng chì rất cao. Chúng không an toàn cho sức khỏe con người, có thể gây tử vong.

BỘ BÁT ĐĨA HOA MẶT TRỜI HỌA TIẾT BÔNG HOA HƯỚNG DƯƠNG

bát đĩa hoa mặt trời
Bộ bát đĩa được lấy ý tưởng từ những bông hoa hướng dương tượng trưng cho sức sống mãnh liệt

Chọn bát đĩa theo họa tiết

Họa tiết cũng là tiêu chí quan trọng khi chọn mua bát đĩa. Đặc biệt là những bộ bát đĩa dùng cho thờ cúng. Từ những mẫu bát đĩa trên, quý gia chủ có thể xem qua những họa tiết trên bát đĩa Bát Tràng thường khá tao nhã, đơn giản nhưng vẫn tinh tế.

BỘ BÁT ĐĨA HOA MẶT TRỜI HỌA TIẾT HOA MỘC CẦU ĐỘC ĐÁO

bát đĩa thờ cúng
Bộ bát hoa mặt trời họa tiết hoa mộc cầu

Những họa tiết quen thuộc nhất là hoa đào, hoa sen điểm xuyết trên những lớp men sang trọng. Ngoài ra, quý gia chủ có thể tham khảo các bộ bát đĩa với các dáng đĩa, dáng chén gia vị,…

Đến ngay cửa hàng Không Gian Gốm Bát Tràng hoặc gọi hotline 0938 309 713 nhé! Chúng tôi sẽ tư vấn ngay các mẫu bát đĩa cúng rằm tháng 7 gốm sứ có sẵn tại hệ thống.