GỐM BÁT TRÀNG – TINH HOA HỘI TỤ, NGƯỜI VIỆT “RẤT YÊU”

GỐM BÁT TRÀNG-TINH HOA HỘI TỤ, NGƯỜI VIỆT “RẤT YÊU”

Gốm Bát Tràng từ lâu đã trở thành một phần quen thuộc với chúng ta. Dẫu có bề dày lịch sử rất lâu đời. Song, chẳng biết từ sự kỳ diệu nào mà bao đời nay. Người Việt ta vẫn luôn “đắm say” gốm Bát Tràng một cách lạ thường. Vậy, sức hút ấy là gì?

NGUỒN GỐC GỐM BÁT TRÀNG

Nguồn gốc gốm Bát Tràng
Làng Bát Tràng thời xưa.

Con cháu vẫn luôn truyền tai nhau một giai thoại đánh dấu bước ngoặt lịch sử gốm Việt. Năm 1010, sau khi vua Lý Thái Tổ ban chiếu dời đô về Thăng Long. Để giữ được sự phồn thịnh của nghề gốm gia truyền trong thời điểm bấy giờ. Những dòng họ nghệ nhân nghề gốm từ khắp nơi đổi về về thành Thăng Long lập nghiệp. Tiêu biểu có họ Trần, Vương, Lê, Phạm làng Bồ Bát xứ Thanh và họ Nguyễn ở đất Minh Tràng. Tụ về vùng đất ven sông Hồng – nơi có đất sét tốt để sản xuất gốm sứ để sinh sống và hành nghề làm gốm. Từ đấy, hành trình làng gốm Bát Tràng ra đời.

“Bát Tràng” có nghĩa là “cái đất lớn”, “là vùng đất chuyên môn”. Diễn giải sâu sắc hơn, theo Hán tự, “Bát” bên trái là bộ Kim 金 hiểu là sự giàu có. Bản 本 có nghĩa là “cội nguồn”, “nguồn gốc”. Ông cha đặt tên “Bát Tràng” [鉢場] mong muốn con cháu ngàn đời “có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc”. Tên ban đầu của làng là “Bạch Thổ Phường” có nghĩa là “vùng đất trắng”. Sau với sự phát triển vượt trội, người dân đổi tên thành “Bách Tràng Phường”. Mang ý nghĩa là nơi có trăm lò bát.

Sản phẩm làng Bát Tràng thuộc loại cao cấp, quý hiếm. Chuyên phục vụ cho hoàng gia, và giai cấp quý tộc. Đa phần, làng chuyên sản xuất về đồ thờ: chân đèn, lư hương, bình hoa.

Xem thêm: Gợi Ý Chọn Đồ Thờ Bát Tràng Cao Cấp Cho Không Gian Nhà Bạn

NHỮNG ĐIỂM NỔI BẬT

GỐM BÁT TRÀNG – XƯA:

Gốm Bát Tràng - xưa
Bình hoa Bát Tràng xưa – vẽ hoa lam. Nguồn: Internet

Chất men chủ yếu được sử dụng thời bấy giờ thường là men hoa nâu và men hoa lam. Gốm Bát Tràng thế kỷ XIV – XV thường dùng kỹ thuật khắc chìm tô men nâu, kết hợp với đắp nổi và vẽ lam. Họa tiết trang chủ yếu là thiên nhiên: hoa lá, hoạt cảnh người. Đến đầu thế kỷ XVI, kỹ thuật trang trí đắp nổi kết hợp với vẽ lam đạt trình độ tinh xảo. Trang trí họa tiết chủ yếu là hình ảnh rồng – phượng, xen kẽ mây ngũ sắc, cánh sen đứng, phong cảnh sơn thủy…. Đặc sắc và tinh xảo hơn thường.

Thế kỷ XVII là đỉnh cao của kỹ thuật khắc, đắp nổi. Trang trí họa tiết tiếp nối thế kỷ XVI, nhưng cũng xuất hiện vài đổi mới. Hình thù trang trí với nhiều sự độc đáo, như: bộ tứ linh, hổ phù, hạc… . Thời kỳ cũng đã đánh dấu bước ngoặt lớn trong lịch sử nghề gốm. Khi mà dòng gốm men rạn xuất hiện. Kết hợp trang trí nổi, đề tài đa dạng hơn, với: rồng, tứ linh, hoa lá, cúc – trúc – mai – tùng … . Thế kỷ XVIII là nổi bật của dòng gốm men màu. Họa tiết trang trí tuy không có nhiều thay đổi. Kỹ thuật chạm khắc trang trí đã đạt đến trình độ thượng thừa, sống động như thật.

Tựu trung, từ xưa thì sản phẩm Bát Tràng luôn có sự đạt chuẩn về chất lượng. Người nghệ nhân đã vô cùng tinh tế lồng ghép các yếu tố văn hóa dân tộc vào bên trong. Khi đến tay người dùng, sản phẩm là “kết tinh” trọn vẹn sự thiêng liêng non nước Việt nam ta. Ta thấy được con người ta trong từng nét chạm, trong từng hình thù.

GỐM BÁT TRÀNG – NAY:

Bộ ấm chén hỏa biến lồng hoa
Bộ ấm chén hỏa biến lồng hoa

Sau giai đoạn suy thoái TK XIX, làng nghề cổ truyền Bát Tràng trên đã phát triển trở lại. Bằng sự yêu nghề, yêu dân tộc, nghệ nhân làng Bàng Tràng không ngừng nổ lực phục hồi nghề cổ truyền mang đậm tính văn hóa này. Vẫn giữ lại những truyền thống của ông cha ta trong quy cách sản xuất. Song, gốm Bát Tràng thời hiện đại đã có sự nâng cấp và cải tiến hơn về mẫu mã và kiểu dáng. Đa dạng sản phẩm hơn khi ngày nay có thêm ấm chén bát tràng. Hay các sản phẩm trang trí nhà cửa, phòng khách và phòng ngủ.

Người nghệ nhân đã dày công tìm tòi và phát triển cho ra đời mặt hàng men hỏa biến. Kết hợp thêm kỹ thuật lồng hoa bên trong tạo điểm nhất ấn tượng. Hay có thể kể đến kỹ thuật vẽ vàng hoạ tiết thủ công của người nghệ nhân. Người nghệ nhân đã kế thừa và nâng cao thêm tay nghề, biến hóa chạm khắc, đắp nổi, cho hoa văn thêm sinh động. Hơn hết, là sự tinh tế lồng ghép các yếu tố dân tộc vào. Vẫn những hình ảnh truyền thống như: hoa – lá, cá cảnh, phong cảnh Việt Nam. Hoặc nổi bật với những điển tích từ ngàn xưa, cùng với những thông điệp đại cát đại lợi.

NGÀN NĂM – MỘT THƯỞ TÌNH YÊU THƯƠNG VỚI GỐM

Không chỉ dừng lại ở việc phục vụ tiêu dùng trong nước. Gốm cổ truyền còn được phát triển mang đế bạn bè quốc tế và được đón nhận nồng nhiệt. Gốm Bát Tràng vì thế cũng không còn là một món đồ dùng hay vật trang trí đơn thuần. Ẩn sâu bên trong đó tinh hoa, tâm huyết của những người thợ thủ công Việt Nam.

Cũng như bao người Việt khác, Không Gian Gốm Bát Tràng cũng dành cho gốm cổ truyển một tình yêu một thuở vẹn trọn. Xuất phát điểm là “những “con tim có tình yêu gốm sứ mãnh liệt”. Chúng tôi không ngừng phát triển tình yêu thương ấy. Lương truyền và Cải cách là hai điều mà doanh nghiệp luôn đề cao trong thời buổi bấy giờ.

“Mang tinh hoa gốm sứ thủ công làng nghề Việt đến mọi gia đình”

Đó là KHÔNG GIAN GỐM BÁT TRÀNG.

Xem thêm: Tìm mua bộ bát đĩa đẹp ngay tại TP.HCM

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo