Nghệ thuật gốm Việt đã tạo dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường thế giới qua vô số các tác phẩm vô cùng độc đáo. Trong thời đại công nghiệp hóa, ngoài việc cần tiếp nối lửa nghề cha ông, thì nghề và người làm nghề còn đang đối mặt với thách thức về môi trường. Đòi hỏi cần có phải có sự đổi mới để tạo ra quy trình sản xuất gốm sứ “xanh”. Vừa giữ vững giá trị văn hóa dân tộc ngàn đời, vừa đảm bảo cân bằng và bảo vệ môi trường.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT GỐM – NHỮNG GÌ TA NÊN HIỂU:

Việc dùng đồ gồm đã phần nào giúp ích trong công tác cải thiện các vấn đề ô nhiễm môi trường. Nhưng khi nhìn vào thực tế, có một sự thật khắc nghiệt rằng: Gốm được tạo tác ra đã không “xanh” và cũng không mấy “thân thiện” như chúng ta nghĩ. Quy trình sản xuất gốm đang có nhiều ảnh hưởng vô cùng lớn đến hệ sinh thái sống của chúng ta. Hơn hết, chúng tồn đọng trong mỗi khâu, mỗi giai đoạn.
- Nguyên liệu truyền thống: Đất và khoáng chất tự nhiên là nguyên liệu chính để sản xuất. Đào và khai thác khoáng chất tự phát, mất kiểm soát đã gây ra sự mất cân bằng môi trường tự nhiên.
- Sử dụng năng lượng lớn: Quá trình nung cần đến lượng nhiên liệu hoá thạch rất lớn. Sử dụng không hợp lý, và đã tạo ra hiện tượng nhà kính. Dẫn đến biến đổi khí hậu.
- Gây ô nhiễm: Quy trình nung gốm ô nhiễm không khí trầm trọng. Tính trung bình thì mỗi lò nung thải ra khí quyển 2,5 tấn chất thải rắn. Các phế liệu đất nung khác như: mảnh sứ vỡ, hỏng không được xử lý phù hợp. Đổ ra sông hồng gây ô nhiễm nguồn nước.
- Chất thải và xử lý chất thải: Các loại hóa chất, khí thải đã không được xử lý. Thải trực tiếp vào đất, vào nước. Dẫn đến sự tích tụ các kim loại nặng và các chất gây hại khác. Ảnh hưởng trầm trọng đến hệ vi sinh vật đất, làm mất cân bằng dinh dưỡng hệ sinh thái. Đồng thời làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại gây hại sức khỏe con người.
QUY TRÌNH SẢN XUẤT GỐM – VẼ XANH CHO MÔI TRƯỜNG

Để đối phó với các vấn đề trên, gốm “xanh” và quy trình sản xuất “xanh” ra đời như một giải pháp kết hợp giữa nghệ thuật văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường. Thể hiện qua:
- Sử dụng năng lượng tái chế: Sử dụng những nguồn năng lượng tái chế là điều mà người nghệ nhân gốm “xanh” đang hướng đến. Các lò gốm hiện nay đã sử dụng lò điện, sử dụng năng lượng mặt trời hay các dạng năng lượng tái tạo khác để sản xuất.
- Khai thác nguyên liệu tiết kiệm: Có sự kế hoạch và kiểm soát hơn trong khâu khai thác. Công tác phủ xanh đồi trọc cũng được người nghệ nhân hưởng ứng mạnh mẽ.
- Quy trình thiết kế và sản xuất bền vững: Luôn đề cao tính bền vững. Không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn bảo vệ và duy trì cho thế hệ tương lai. Làm cho hôm nay – Nghĩ về tương lai là tư duy mà người nghệ nhân hiện đại đang có.
- Tái chế và loại bỏ chất thải: Quy trình sản xuất được áp dụng công nghệ tiên tiến để tái chế và loại bỏ chất thải một cách hiệu quả, giảm tác động đến môi trường. Xử lý các phế phẩm “sạch” hơn và “văn minh” hơn. Thiết lập thêm quy trình tái chế lại phế phẩm, như: đập, nghiền và sản xuất lại thành một thành phần trong phối liệu xương.
Xem thêm: ĐỊA CHỈ CÁC CỬA HÀNG GỐM SỨ BÁT TRÀNG TẠI TP.HCM
GỐM XANH: NÂNG NIU VĂN HÓA DÂN TỘC

Gốm không chỉ đơn giản là sản phẩm thủ công. Gốm còn mang trong mình những giá trị văn hóa dân tộc. Việc hun đốt thêm ngọn lửa nghề gắn liền với công cuộc “vẽ xanh” môi trường là một thách lớn cho người nghệ nhân thời đại. Nhưng, khi tình yêu dân tộc trải rộng trong mọi tế bào. Cộng vào đó là tư duy làm nghề luôn được đổi mới, người nghệ nhân tìm thấy “Thách thức” như một”Cơ hội”. Điều này có thể thể hiện qua:
- Bảo tồn kỹ thuật thủ công: Sản xuất gốm sứ “xanh” thường dựa vào kỹ thuật thủ công truyền thống, giúp bảo tồn và truyền đạt các phương pháp thủ công từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Khuyến khích nghệ nhân thủ công: Gốm sứ “xanh” thường thúc đẩy việc phát triển nghệ thuật và kỹ thuật trong việc tạo ra các tác phẩm gốm sứ độc đáo, khuyến khích nghệ nhân thủ công.
- Phát triển thị trường nghệ thuật: Sản phẩm gốm sứ “xanh” thường được xem là những tác phẩm nghệ thuật có giá trị thời đại rất cao. Sản phẩm vừa mang đậm tính dân tộc, vừa dung hòa các yếu tố thị hiếu và xu hướng môi trường.
Với tầm nhìn về một tương lai bền vững, chúng ta cần tìm cách xây dựng quy trình sản xuất gốm sứ “xanh.” Đây là một hướng đi mới không chỉ nâng cao giá trị văn hóa truyền thống mà còn bảo vệ được ngôi nhà chung của chúng ta. Thông qua đó, thúc đẩy sự sáng tạo trong quy trình sản xuất. Đảm bảo “nghiệp dân tộc” tiếp tục tỏa sáng với một tầm nhìn mới, giữ vững giá trị văn hóa và bảo vệ môi trường cho thế hệ tương lai.
Xem thêm: GỐM VIỆT NAM – NGHÌN NĂM CHUYỆN VỀ GÌN GIỮ VÀ PHÁT TRIỂN.