Nghệ thuật gốm Việt luôn phát triển vượt bậc với những kiệt tác độc đáo và tinh tế. Trên hành trình tỏa sáng rực rỡ khắp bản đồ nghệ thuật gốm thế giới, Gốm Hoa Nâu tựa như vì tinh tú hiện lên đầy kiêu hãnh và chói lóa giữa các vì sao. Đặt dấu ấn khẳng định cho một thời kỳ huy hoàng của truyền thống gốm cổ truyền Việt Nam ta – một bản thể riêng biệt mà không có bất kì dị thể nào sánh bằng. Cùng khám phá về dấu ấn đặc biệt của Gốm Hoa Nâu trong lịch sử văn hóa gốm Việt Nam nhé.
Gốm Hoa Nâu và những phác họa

Neo theo dòng chảy Sử Việt, ta về với những phồn hoa và hưng thịnh của triều đại Lý – Trần (từ TK XI đến TK XIV) – đánh dấu nhiều bước ngoặt quan trọng trong lịch sử văn hóa nước nhà. Thống nhất và ổn định đất nước sau nghìn năm Bắc thuộc, thời kỳ đã đặt nền móng vững chãi cho nhiều giá trị truyền thống giàu tính dân tộc được trỗi dậy mạnh mẽ. Cả về ngôn ngữ, văn hóa tôn giáo, kiến thức tri thức, và truyền thống nghệ thuật. Đỉnh cao nhất trong số đó phải kể đến nghệ thuật làm gốm. Với sự xuất hiện của gốm Hoa Nâu, đã phản ảnh rõ nét nhất cho những vượt bậc ấy.
Trước tiên cần hiểu sơ về tên gọi “Gốm Hoa Nâu”. Đây là thuật ngữ dùng để định danh những tác phẩm gốm có màu men trắng ngà, cùng với sự trang trí tinh tế bằng hoa văn màu nâu. Nguyên liệu chính để làm nên gốm hoa nâu là cao lanh hoặc đất sét trắng. Nhờ vào phản ứng oxit sắt từ đất với lửa cao trong lò nung mà màu nâu hoa văn được tạo ra. Về hình dáng sản phẩm đa dạng các chủng loại như: thạp, liễn, chậu, bát, ấm… . Nhưng đến tay người dùng thì phần nhiều là thạp, liễn với kích thước tương đối lớn, có trường hợp đường kính trên 0,70m; hoặc cao gần 1m.
Các giai đoạn phát triển
Theo dõi các bước chuyển biến của gốm hoa nâu, đó chính là hành trình đầy những cách tân độc đáo trong nghệ thuật tạo tác gốm Việt nói chung. Nhìn chung thì không có quá nhiều chuyển biến khác biệt. Song, khi so sánh và đối chiếu chi tiết hơn các hoa văn trang trí, các bút pháp và nghệ thuật. Người ta nhận ra được đã tồn tại một sự phân đoạn rõ rệt trong các giai đoạn phát triển của gốm hoa nâu – Dựa trên màu sắc men và lối trang trí.
Gốm hoa nâu – Nền trắng hoa nâu

Gốm hoa nâu sơ khai mở đầu bằng những sản phẩm được trang trí bằng hoa văn màu nâu trên nền trắng. Đồng thời, cùng thời điểm lúc bấy giờ, thủ công nghiệp nước Nam bắt đầu chuyển ngoặt sang trang mới, thời kỳ gốm hoa văn màu lên ngôi.
Hoa văn phần lớn được lấy cảm hứng từ thiên nhiên, chủ yếu là hình ảnh cỏ cây, hoa lá và muông thú. Trong khoảng giai đoạn đầu, vì chất liệu tạo màu còn chưa thịnh hành. Nên sản phẩm chỉ được tô ở những mảng nhỏ, trên các họa tiết đơn giản đã được vẽ chìm sẵn – một trong những bút pháp nổi bật trong nghệ thuật trang trí gốm đất nung trước đó. Cách sử dụng họa tiết và cách tô nâu đơn giản, chủ yếu màu sắc còn bị hạn chế ở 2 mảng chính là nâu và ngà.
Xem thêm: Gốm Bát Tràng – Tinh hoa hội tụ, người Việt “rất yêu”!
Gốm hoa nâu – Nền nâu hoa trắng

Sự xuất hiệu của đồ gốm nền nâu hoa trắng có thể nói là công phu và đẹp mắt nhất trong kỹ thuật tạo tác gốm Việt. Chỉ với sự thay đổi vị trí giữa hai màu nâu và trắng, mà ta có thể thấy rõ được một sự nâng cấp trong tư duy người thợ làm gốm về thủ pháp trang trí của họ. Đem lại những cái nhìn mới mẻ hơn trong nghệ thuật gốm sứ nước nhà.
Cốt lõi của sản phẩm gốm nền nâu này vẫn là kế thừa kỹ thuật tráng men trắng như trước, song sau đó sẽ được cạo bỏ đi và tô lại màu, hoặc người nghệ nhân có thể chồng màu nâu lên phần nên trắng của hoạt tiết. Như vậy, các mảng trang trí sẽ được đa dạng hơn, chủ động chen mảng trắng – nâu xen kẽ thay vì phải gò bó như trước. Lối trang trí từ đó mà mạch lạc và hấp dẫn hơn.
Họa tiết, hoa văn cũng xoay quanh đề tài thiên nhiên, hoa lá, chim muông. Song, nếu quan sát thật kỹ, nét chạm khắc đã sinh động hơn hẳn. Người ta mô tả chi tiết về loài hoa, giống chim đó, thay vì chỉ đơn giản là trừu tượng như cách trước đây vẫn làm. Tiêu biểu có thể kể đến các họa tiết như: chạm nổi hoa cúc, hoa thị bốn cánh, … .
Những phá cách trong kỹ thuật:
Nói về gốm Hoa Nâu là sẽ nói về những phá cách trong kỹ thuật sản xuất được trải rộng trong từng khâu, từng công đoạn.
Nếu gốm hoa lam và gốm men ngọc còn vướng nhiều nghi hoặc, là “đối tượng” cho những chủ đề so sánh với gốm cùng loại Trung Hoa về xuất xứ và kỹ thuật tạo tác. Thì trong chừng mực đó, ta tự hào khẳng định rằng Gốm hoa nâu chính xác là nét toàn đặc trưng của nền nghệ thuật gốm Việt Nam, không lai tạp bất kì những ảnh hưởng nào. Nó tỏa sáng với một bản sắc riêng biệt, không thể nhầm lẫn với bất kỳ loại gốm nào từ các quốc gia khác.
Về kỹ thuật sử dụng chất liệu

Người nghệ nhân thời Lý – Trần đã lựa chọn và sử dụng chất liệu ở một tầm cao mới, khi vận dụng được những tư duy của mình về các kiến thức hóa học tự nhiên vào trong sản xuất để tạo được màu sắc nổi bật cho sản phẩm. Kết hợp phản ứng giữa ô-xít sắt có trong men sứ với nhiệt lượng cao trong quá trình nung, đã cho ra được thành phẩm với màu nâu đặc trưng. Trang trí trên lớp men trắng ngà phủ ngoài. Từ đó, bức tranh tổng thể hài hòa và cân bằng về màu sắc. Không chỉ dừng lại ở đó, nghệ nhân cũng đã biến tấu thêm các sản phẩm nền nâu nét trang trí trắng cũng không kém phần nổi bật.
Về tạo hình và trang trí

Nói về gốm hoa nâu Lý – Trần là sẽ nói về hiện thực và cuộc sống. Bởi nội dung luôn có phần tả thực, phản ánh rõ nét về thiên nhiên, con người. Không những thế, đề tài luôn được đào sâu, tạo được sự phong phú, không gây nhàm chán. Những lá, hoa, chim muông được tái hiện đầy sinh đông, như hàm chứa những linh hồn sống. Tạo hình chủ yếu ở hai góc độ nghiêng và chính diện giúp tăng hiệu quả tả thực các đặc điểm riêng của sự vật thông qua những đừng nét đơn giản.
Về phân bổ bố cục, các họa tiết được trải ra trên một bình diện, không có lớp trước sau, mọi vật không bị thu nhỏ dần theo chiều sâu thấu thị, do đó mà nêu bật sự sinh động của cảnh vật. Họa tiết và tỷ lệ thực trong tư duy người nghệ nhân là hai trừu điểm khác biệt: bông hoa có thể to hơn con gà, chiếc lá bằng nửa con voi… . Họ đề cao tính trang trí hơn và chi phối bố cục. Chỉ cần các mảng được sắp xếp sao cho thuận mắt, chứ không nhằm mục đích diễn tả kích thước của sự vật.
Xem thêm: Bộ Đỉnh Hạc Bằng Sứ – Tinh Hoa Trong Không Gian Thờ Cúng
Về kỹ thuật nung
Các kỹ thuật nung cũng đạt đến độ hoàn thiện đáng kể. Khi mà sản phẩm trong quá trình nung thực hiện được độ tối ưu cao về nhiệt độ cao hơn. Đảm bảo rằng thành phẩm được nung có độ chín đồng đều trên cả bề mặt xương đất, lớp men, và gam màu. Các rủi ro về biến dạng, nứt vỡ, sưng to, hay hiện tượng khói, cũng đã được người nghệ nhân kiểm soát và giảm thiểu.
Những cách tân trong tư duy

Nói một cách khách quan rằng, tư duy người thợ làm gốm cùng với những kỹ thuật của họ đã có những phá cách vượt bậc. Họ biến chuyển nhiều góc nhìn khác nhau trong công cuộc tạo ra sắc thái riêng biệt cho nghề.
Trong kĩ thuật tạo dáng, thay vì chỉ tập trung vào mỹ cảm, thì người thợ thời ấy kết hợp sức suy nghĩ và cảm quan thẩm mỹ với những công dụng thực tế của sản phẩm. Họ tư duy không tách rời nghệ thuật khỏi nhu cầu của người dùng hiện vật. Đan xen tính khoa học, tính thực dụng. Vừa tạo ra các tác phẩm nghệ thuật đạt hiệu quả biểu cảm cao. Vừa tạo ra những sản phẩm hữu dụng phục vụ đời sống thường ngày.

Người thợ xưa tự do bỏ đi những chi tiết mà họ cảm thấy không thích. Phóng khoáng mà sáng tạo theo niềm đam mê của chính mình. Chính vì vậy và tạo phẩm luôn giàu tình cảm chân chất, và hiện rõ lên những ước mơ trong sáng của họ. Để cho dáng, kiểu của gốm sinh động, có sức sống, tư duy trên yếu tố kỹ thuật bàn xoay, qua đôi bàn tay phóng túng, tự do trực tiếp thành hình từ đất là rất cần thiết.
Gốm Hoa Nâu – Tự hào một bản thể riêng biệt nước Việt
Nếu gốm men ngọc hay gốm hoa lam còn vướng nhiều nghi hoặc và sự so sánh với gốm cùng loại Trung Hoa về xuất xứ và kỹ thuật tạo tác. Thì trong chừng mực đó, ta tự hào khẳng định rằng Gốm hoa nâu là một sản phẩm hoàn toàn đặc trưng của nền nghệ thuật gốm Việt Nam. Nó tỏa sáng với một bản sắc riêng biệt, không thể nhầm lẫn với bất kỳ loại gốm nào từ các quốc gia khác. Với những bước tiến vượt trội trong kỹ thuật, gốm hoa nâu là tiền đề cho sự phát triển vững chãi của gốm Việt về sau.
Xem thêm: Dấu ấn gốm Việt: Gốm Hoa Lam