0938.309.713

Tag Archives: Đi chùa ngày lễ Phật Đản

Mừng Đại lễ Phật Đản nên và không nên làm gì?

Nên và không nên làm gì vào đại lễ Phật Đản

Mừng Đại lễ Phật Đản là một trong những hoạt động lớn trong năm tính theo ngày âm lịch. Đại lễ Phật Đản hay còn gọi là Đại lễ Vesak. Đây là một trong những lễ hội văn hóa, tâm linh lớn của Phật tử. Đại lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra ở thế kỷ thứ VII TCN. Đại lễ Phật Đản được nhiều nước mặc định là ngày 15/4 Âm lịch. Tuy nhiên, một số quốc gia lại chọn ngày 8/4 Âm lịch để tổ chức lễ. Vậy ngày nào mới chính xác? Vào một ngày trọng đại như vậy, mọi người đặc biệt là Phật tử nên và không nên làm gì? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Tắm Phật mừng đại lễ Phật Đản
Tắm Phật mừng đại lễ Phật Đản

Ngày Phật Đản Sanh

Ngày được chọn làm đại lễ

Sự kiện mừng Đại Lễ Phật Đản được tổ chức định kỳ hàng năm. Thường vào ngày Rằm tháng Tư, ở các nước theo đạo Phật để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa. Ngày lễ Phật Đản chính là ngày kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca. Tuy nhiên, Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì có một chút khác biệt. Ngày này là ngày Tam hiệp: kỷ niệm Phật Đản, Phật thành đạo và Phật nhập niết bàn.

Tượng Phật Nhập niết bàn
Tượng Phật Nhập niết bàn

Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 Âm lịch. Tuy nhiên, tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tại Colombo tổ chức ngày 25/5 đến 8/6/1950 thì các nước thành viên đã thống nhất ngày lễ Phật Đản quốc tế chính là ngày rằm tháng 4 Âm lịch hằng năm. Chính vì vậy, đại lễ Phật Đản 2023 sẽ diễn ra vào ngày 15/4/2023 Âm lịch tức Chủ Nhật ngày 02/6/2022 Dương lịch.

Ý nghĩa của việc mừng đại lễ Phật Đản

Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo, tức Phật, Pháp, Tăng. Thông qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng. Đồng thời thực hành ăn chay và giữ ngũ giới, tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả). Thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu thế trong cộng đồng.

Từ thiện mừng đại lễ Phật Đản
Từ thiện mừng đại lễ Phật Đản

Kỷ niệm Vesak cũng có nghĩa là làm những nỗ lực đặc biệt để mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người bất hạnh như người già cao niên, người khuyết tật và người bệnh. Chia sẻ niềm vui và hòa bình với mọi người cũng chính là đang sống cho “Tốt đời đẹp đạo”.

Vào ngày mừng Đại lễ Phật Đản thì chúng Phật tử sẽ được thuyết giảng nhiều hơn về cuộc đời Đức Phật. Từ lúc Người mới đản sanh với tư cách là Thái tử Tất Đạt Đa đến khi nhập Niết Bàn. Nói cách khác, đây là cơ hội để ôn lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trên phương diện một con người lịch sử, cùng những lời dạy của Ngài.

Những việc nên làm mừng Đại lễ Phật Đản

Nên làm

Theo truyền thống thì Đại lễ Phật đản ở Việt Nam được tổ chức trang trọng và thành kính. Lễ chính được tổ chức vào ngày rằm tháng 4 Âm lịch. Giáo hội các tỉnh thành và các chùa, tịnh xá thường tổ chức các hoạt động để mừng ngày đại lễ như: 

  • Làm lễ đài để tổ chức chương trình văn nghệ,
  • Diễu hành xe hoa, thả đèn hoa đăng trên sông,
  • Thuyết giảng về Phật pháp, nghi thức tắm Phật…
Tắm Phật ngày lễ Phật Đản
Tắm Phật ngày lễ Phật Đản

Mục đích chính là để những người con Phật tưởng nhớ kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Đức phật đã mang ánh sáng chân lý soi rọi vào cuộc sống, xóa tan những nỗi khổ niềm đau.

Ngoài ra, trước và trong dịp Đại lễ Phật đản. Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành, các chùa tích cực tổ chức các hoạt động từ thiện. Thường là thăm hỏi và tặng quà cho những tăng, ni, Phật tử có uy tín, có công lao với Đạo pháp. Ngoài ra còn có những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người tàn tật…. Thông qua các hoạt động này, mỗi người con Phật nhận diện về vai trò của mình với xã hội. Xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, theo đúng phương châm của đạo Phật “sống tốt đời, đẹp đạo”.

Phóng sinh rằm tháng tư
Phóng sinh ngày rằm tháng tư

Xem thêm: Văn khấn ngày Lễ Phật Đản Sanh đơn giản dễ nhớ

Nên tránh

Khi đi chùa vào ngày lễ Phật đản, quý Phật tử nên tránh những điều sau:

  • Không đi cửa chính vào Chùa: Nên bước vào từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính.

Cổng chính vào chùa còn gọi là cổng Tam quan, theo quan niệm xưa cửa giữa chỉ dành cho đức Phật, Ngọc đế, Quốc vương. Vì vậy nếu để ý bạn sẽ thấy nhiều chùa không mở cửa chính. Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan bên phải. Sau đó đi ra bằng cửa Không quan bên trái.

Cổng Tam quan chùa Hoằng Pháp
Cổng Tam quan chùa Hoằng Pháp
  • Không tùy tiện nhét tiền công đức. Tuyệt đối không nhét tiền bừa bãi, đặc biệt là rải tiền trên bàn thờ hay nhét tiền vào tay Phật. 
  • Khi bước đi, nên đi lùi, không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy. Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.
  • Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm và làm rơi đổ các đồ tế… Không được tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh. Cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật.
  • Không tự ý chụp ảnh hay quay phim tượng Phật: Chụp ảnh là điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa bởi chùa vốn là nơi thờ Phật, chốn linh thiêng.

Xem thêm: Văn khấn ngày Lễ Phật Đản Sanh đơn giản dễ nhớ

Mua đồ cúng mừng Phật Đản Sanh

Tượng Phật Đản Sanh trên đài sen tại Không Gian Gốm
Tượng Phật Đản Sanh trên đài sen

Để mừng đại lễ Phật Đản long trọng, các chùa thường tổ chức nghi thức tắm Phật. Quý Phật tử gần xa muốn cúng dường tượng Phật Đản sanh hãy đến ngay cửa hàng Không Gian Gốm nhé! Ngoài các bộ đồ thờ thì cửa hàng còn cung cấp các mẫu tượng Phật Đản sanh và bát tắm Phật. Hệ thống cửa hàng Không Gian Gốm sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ quý khách. Nếu có thêm thắc mắc quý khách có thể gọi hotline 0938 309 713 hoặc inbox fanpage để được tư vấn nhé!

Tham khảo: Cúng lễ Phật Đản Sanh tại nhà đúng cách