Tag Archives: bát nước tắm Phật

Mừng Đại lễ Phật Đản nên và không nên làm gì?

Nên và không nên làm gì vào đại lễ Phật Đản

Mừng Đại lễ Phật Đản là một trong những hoạt động lớn trong năm tính theo ngày âm lịch. Đại lễ Phật Đản hay còn gọi là Đại lễ Vesak. Đây là một trong những lễ hội văn hóa, tâm linh lớn của Phật tử. Đại lễ kỷ niệm ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni được sinh ra ở thế kỷ thứ VII TCN. Đại lễ Phật Đản được nhiều nước mặc định là ngày 15/4 Âm lịch. Tuy nhiên, một số quốc gia lại chọn ngày 8/4 Âm lịch để tổ chức lễ. Vậy ngày nào mới chính xác? Vào một ngày trọng đại như vậy, mọi người đặc biệt là Phật tử nên và không nên làm gì? Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây.

Tắm Phật mừng đại lễ Phật Đản
Tắm Phật mừng đại lễ Phật Đản

Ngày Phật Đản Sanh

Ngày được chọn làm đại lễ

Sự kiện mừng Đại Lễ Phật Đản được tổ chức định kỳ hàng năm. Thường vào ngày Rằm tháng Tư, ở các nước theo đạo Phật để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Theo truyền thống Phật giáo Bắc tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa. Ngày lễ Phật Đản chính là ngày kỷ niệm ngày sinh của Đức Phật Thích Ca. Tuy nhiên, Phật giáo Nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì có một chút khác biệt. Ngày này là ngày Tam hiệp: kỷ niệm Phật Đản, Phật thành đạo và Phật nhập niết bàn.

TƯỢNG PHẬT NHẬP NIẾT BÀN TẠI KHÔNG GIAN GỐM

Tượng Phật Nhập niết bàn
Tượng Phật Nhập niết bàn

Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 Âm lịch. Tuy nhiên, tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tại Colombo tổ chức ngày 25/5 đến 8/6/1950 thì các nước thành viên đã thống nhất ngày lễ Phật Đản quốc tế chính là ngày rằm tháng 4 Âm lịch hằng năm. Chính vì vậy, đại lễ Phật Đản 2023 sẽ diễn ra vào ngày 15/4/2023 Âm lịch tức Chủ Nhật ngày 02/6/2022 Dương lịch.

Ý nghĩa của việc mừng đại lễ Phật Đản

Vào ngày lễ, Phật tử thường vinh danh Tam bảo, tức Phật, Pháp, Tăng. Thông qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng. Đồng thời thực hành ăn chay và giữ ngũ giới, tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả). Thực hành bố thí và làm việc từ thiện, tặng quà, tiền cho những người yếu thế trong cộng đồng.

Từ thiện mừng đại lễ Phật Đản
Từ thiện mừng đại lễ Phật Đản

Kỷ niệm Vesak cũng có nghĩa là làm những nỗ lực đặc biệt để mang lại hạnh phúc, niềm vui cho những người bất hạnh như người già cao niên, người khuyết tật và người bệnh. Chia sẻ niềm vui và hòa bình với mọi người cũng chính là đang sống cho “Tốt đời đẹp đạo”.

Vào ngày mừng Đại lễ Phật Đản thì chúng Phật tử sẽ được thuyết giảng nhiều hơn về cuộc đời Đức Phật. Từ lúc Người mới đản sanh với tư cách là Thái tử Tất Đạt Đa đến khi nhập Niết Bàn. Nói cách khác, đây là cơ hội để ôn lại cuộc đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trên phương diện một con người lịch sử, cùng những lời dạy của Ngài.

Những việc nên làm mừng Đại lễ Phật Đản

Nên làm

Theo truyền thống thì Đại lễ Phật đản ở Việt Nam được tổ chức trang trọng và thành kính. Lễ chính được tổ chức vào ngày rằm tháng 4 Âm lịch. Giáo hội các tỉnh thành và các chùa, tịnh xá thường tổ chức các hoạt động để mừng ngày đại lễ như: 

  • Làm lễ đài để tổ chức chương trình văn nghệ,
  • Diễu hành xe hoa, thả đèn hoa đăng trên sông,
  • Thuyết giảng về Phật pháp, nghi thức tắm Phật…
Tắm Phật ngày lễ Phật Đản
Tắm Phật ngày lễ Phật Đản

Mục đích chính là để những người con Phật tưởng nhớ kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Đức phật đã mang ánh sáng chân lý soi rọi vào cuộc sống, xóa tan những nỗi khổ niềm đau.

Ngoài ra, trước và trong dịp Đại lễ Phật đản. Giáo hội Phật giáo các tỉnh thành, các chùa tích cực tổ chức các hoạt động từ thiện. Thường là thăm hỏi và tặng quà cho những tăng, ni, Phật tử có uy tín, có công lao với Đạo pháp. Ngoài ra còn có những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người tàn tật…. Thông qua các hoạt động này, mỗi người con Phật nhận diện về vai trò của mình với xã hội. Xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, theo đúng phương châm của đạo Phật “sống tốt đời, đẹp đạo”.

Phóng sinh rằm tháng tư
Phóng sinh ngày rằm tháng tư

Nên tránh

Khi đi chùa vào ngày lễ Phật đản, quý Phật tử nên tránh những điều sau:

  • Không đi cửa chính vào Chùa: Nên bước vào từ cửa bên, không bước vào cửa chính giữa; đồng thời không dẫm lên bậu cửa, phải bước qua bậu cửa, nếu không sẽ phạm tội bất kính.

Cổng chính vào chùa còn gọi là cổng Tam quan, theo quan niệm xưa cửa giữa chỉ dành cho đức Phật, Ngọc đế, Quốc vương. Vì vậy nếu để ý bạn sẽ thấy nhiều chùa không mở cửa chính. Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan bên phải. Sau đó đi ra bằng cửa Không quan bên trái.

Cổng Tam quan chùa Hoằng Pháp
Cổng Tam quan chùa Hoằng Pháp
  • Không tùy tiện nhét tiền công đức. Tuyệt đối không nhét tiền bừa bãi, đặc biệt là rải tiền trên bàn thờ hay nhét tiền vào tay Phật. 
  • Khi bước đi, nên đi lùi, không nên cắt ngang qua mặt những người đang quỳ lạy. Muốn làm lễ thì không nên quỳ phía sau những người đang đứng thắp hương.
  • Không để trẻ em chạy loạn tam bảo, nghịch ngợm và làm rơi đổ các đồ tế… Không được tùy ý làm ồn hoặc nói những lời bất kính đối với Phật, Thánh. Cũng không được có thái độ thiếu cung kính như tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật.
  • Không tự ý chụp ảnh hay quay phim tượng Phật: Chụp ảnh là điều kiêng kỵ khi đi lễ chùa bởi chùa vốn là nơi thờ Phật, chốn linh thiêng.

Xem thêm: Văn khấn ngày Lễ Phật Đản Sanh đơn giản dễ nhớ

Mua đồ cúng mừng Phật Đản Sanh

TƯỢNG PHẬT ĐẢN SANH ĐỨNG TRÊN ĐÀI SEN TRONG CHẬU TẮM PHẬT – NGÀY LỄ PHẬT ĐẢN

Tượng Phật Đản Sanh trên đài sen tại Không Gian Gốm
Tượng Phật Đản Sanh trên đài sen

Để mừng đại lễ Phật Đản long trọng, các chùa thường tổ chức nghi thức tắm Phật. Quý Phật tử gần xa muốn cúng dường tượng Phật Đản sanh hãy đến ngay cửa hàng Không Gian Gốm nhé! Ngoài các bộ đồ thờ thì cửa hàng còn cung cấp các mẫu tượng Phật Đản sanh và bát tắm Phật. Hệ thống cửa hàng Không Gian Gốm sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ quý khách. Nếu có thêm thắc mắc quý khách có thể gọi hotline 0938 309 713 hoặc inbox ngay để được tư vấn nhé!

Tham khảo: Cúng lễ Phật Đản Sanh tại nhà đúng cách

Văn khấn ngày Lễ Phật Đản Sanh đơn giản dễ nhớ

Mẫu văn khấn ngày lễ Phật Đản

Văn khấn Phật Đản sanh đặc biệt quan trọng trong ngày đại lễ mừng Đức Phật ra đời. Bài văn khấn Phật Đản sanh được thành tâm đọc bởi chúng Phật tử tứ phương. Trải qua nhiều mục và nội dung rồi sau đó hồi hướng công đức cho những người thân. Khi viếng chùa lễ Phật vào ngày Phật Đản thì mọi người cũng cần một bài văn khấn. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để cùng đọc văn khấn Phật Đản Sanh nhé!

Nghi thức tắm Phật
Phật Đản Sanh là gì?

Ngày Đức Phật Đản Sanh

Lễ Phật Đản là ngày lễ trọng đại được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng tư. Tức ngày 15/4 âm lịch để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Ngày Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật (Phật Đản, Vu lan, Thành đạo). Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 âm lịch. Nhưng tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo (Tích Lan) được tổ chức từ 25/5 đến 8/6/1950, 26 nước là thành viên thống nhất lấy ngày Phật Đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch hàng năm (15/4).

Đức Phật Đản Sanh ở vườn Lâm Ty Ni
Đức Phật Đản Sanh ở vườn Lâm Ty Ni

Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15/4 (âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới. Lễ Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

Ý nghĩa của bài cúng ngày lễ Phật Đản Sanh

Đức Phật Thích Ca Đản Sanh hay còn gọi là Phật Thích Ca Mâu Ni là người đã đặt nền móng và có công sáng lập ra đạo Phật ngày nay. Người cũng chính là bậc giáo chủ cõi Ta Bà –  cõi đau khổ nhất trên trái đất. Người có thể thấu rõ chân lý của vạn pháp và thị hiện trong hình dáng của loài người.

Hình ảnh của Phật Thích Ca Mâu Ni luôn gắn liền với sự thanh tịnh và giải thoát. Thờ Phật Thích Ca mang lại những điều tốt đẹp cho con người. Giúp con người giác ngộ chân lý, và hướng tới cuộc sống thiện lành. Chính vì vậy, sự kiện Đức Phật Đản Sanh có ảnh hưởng rất lớn đến Phật giáo và chúng sinh.

TƯỢNG PHẬT THÍCH CA TẠI KHÔNG GIAN GỐM

Tượng Phật Thích Ca
Tượng Phật Thích Ca

Vào ngày đại lễ, Phật từ thường đến chùa làm công quả, đọc kinh và làm việc thiện. Nhiều người cũng được nghe về cuộc đời của Đức Phật trong 80 năm. Từ lúc Đản sanh đến khi giác ngộ và giáo hoá chúng sinh đến khi nhập Niết bàn. Nhiều người đến chùa trong ngày này cũng phát nguyện và cầu nguyện văn khấn Phật Đản Sanh.

Xem thêm: Phật Đản Sanh Là Gì? Tổ Chức Như Thế Nào?

Mẫu văn khấn lễ Đức Phật Thích Ca Đản Sanh

Trước Chính điện ở chùa, quý vị chỉnh tề trang phục, giữ thân tâm thanh tịnh. Thành tâm cầu nguyện. Dưới đây là mẫu văn khấn ngày lễ Phật Đản Sanh:

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Hôm nay là ngày….. tháng….. năm

Tín chủ con là:

Ngụ tại:

Cùng toàn thể gia đình thành tâm trước Đại Hùng Bảo Điện, nơi chùa.

Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di Đà, Mười phương chư Phật, Vô thượng Phật pháp, Quan Âm Đại sỹ, cùng hiền Thánh Tăng.

Đệ tử lâu đời lâu kiếp

Nghiệp chướng nặng nề

Nay đến trước Phật đài,

Thành tâm sám hối

Bài văn khấn đi chùa ngày Phật Đản
Bài văn khấn đi chùa ngày Phật Đản

Thề Tránh điều dữ

Nguyện làm việc lành,

Ngửa trông ơn Phật,

Quán Âm Đại sỹ,

Chư Thánh hiền Tăng,

Thiên Long Bát bộ,

Hộ pháp Thiên thần,

Từ bi gia hội.

Cúi xin các vị phù hộ cho chúng con và cả gia đình tâm không phiền não, thân không bệnh tật, hàng ngày an vui làm việc theo pháp Phật nhiệm màu, để cho vận đáo hanh thông, muôn thuở nhuần ơn Phật pháp.

Đặng xin cứu độ cho các bậc Tôn Trưởng cha mẹ, anh em, thân bằng quyến thuộc, cùng cả chúng sinh đều thành Phật đạo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)

Bài văn khấn đi chùa ngày Phật Đản
Bài văn khấn đi chùa ngày Phật Đản

Lưu ý khi thờ Phật Thích Ca tại nhà

Thứ nhất, cách chọn hướng. Bàn thờ Phật phải được đặt cao hơn bàn thờ gia tiên. Bàn thờ bắt buộc phải hướng ra cửa chính. Vừa đáp ứng các yếu tố phong thủy hướng nhà, vừa đáp ứng yếu tố trang nghiêm.

Thứ hai, cách bày trí: Trên bàn thờ chính giữa là tượng Phật và bát hương thờ dưới chân Phật. Hai bên là hai cây đèn, hay bên đèn là hai ly nước. Hai bên phía sau là 2 bình hoa và 2 đĩa hoa quả.

Mỗi buổi sáng, mặc áo tràng, quỳ trước bàn thờ Phật. Thắp một cây nhang đánh 3 tiếng chuông, lạy ba lạy. Mỗi tối thân chủ sau khi tắm rửa sạch sẽ, lên bàn thờ phật thắp ba cây nhang. Đánh 1 hoặc 3 tiếng chuông, niệm kinh thờ Phật.

BỘ ĐỒ THỜ PHẬT MEN RẠN ĐẮP NỔI TINH TẾ, TẠO SỰ LINH THIÊNG CAO CHO GIAN THỜ PHẬT

Bộ đồ thờ Phật men rạn nổi
Bộ đồ thờ Phật men rạn nổi

Trong cách thờ cúng Phật tại nhà cần lưu ý những điều sau:

  • Hai ly nước phải thay thường xuyên bằng nước tinh khiết.
  • Nên lấy tàn nhang hàng ngày. Không để bàn thờ bụi bẩn.
  • Không thờ phật và để hình phật trong phòng ngủ. Phải để phật ở nơi trang nghiêm.
  • Không để bàn thờ phật ngang bằng hoặc dưới bàn thờ gia tiên.

Ngoài văn khấn Phật Đản sanh cần chuẩn bị gì?

Phật Đản sanh là một ngày lễ lớn, vì vậy mà mọi người vẫn hay gọi ngày này là Đại lễ Phật Đản. Cái tên nói lên quy mô và sự quan trọng của ngày Phật Đản với giáo hội Phật giáo. Cũng như với chúng Phật tử gần xa, các gia đình cúng lễ Phật Đản nên chuẩn bị:

Bộ Bát đĩa thắp hương (bát đĩa hoa mặt trời)

Bộ bát đĩa thắp hương dùng trong bài trí thức cúng dâng lên bàn thờ Phật và bàn thờ tổ tiên. Một mâm cỗ chay đơn giản nhưng chu toàn sẽ thể hiện tấm lòng của quý Phật tử.

BỘ BÁT ĐĨA HOA MẶT TRỜI MEN XANH LỤC ĐƯỢC ĐẮP NỔI VẼ VÀNG CÓ TẠI KHÔNG GIAN GỐM

Bộ bát đĩa hoa mặt trời men xanh lục đắp nổi dát vàng
Bộ bát đĩa hoa mặt trời men xanh lục đắp nổi dát vàng

Tượng Phật Đản Sanh

Nghi thức mộc dục trong đại lễ không thể thiếu tượng Phật Đản Sanh. Tượng được chế tác từ nhiều chất liệu khác nhau nên quý gia chủ có thể dễ dàng chọn lựa.

TƯỢNG PHẬT ĐẢN SANH ĐƯỢC ĐẶT TRONG BÁT SEN TẮM PHẬT

Tượng Phật Đản Sanh trên đài sen
Tượng Phật Đản Sanh trên đài sen

Bát nước thả hoa

BÁT NƯỚC THẢ HOA TẮM TƯỢNG PHẬT ĐẢN SANH

Bát sen tắm tượng Phật
Bát sen tắm tượng Phật

Quý vị Phật tử và các gia đình có thể chọn mua các vật phẩm trên tại hệ thống cửa hàng Không Gian Gốm. Tại Tp.HCM, quý khách có thể tham khảo các địa chỉ:Hoặc nếu có nhu cầu mua hàng trực tuyến, hãy gọi nhanh hotline 0938 309 713 để được tư vấn nhanh nhất nhé!

Zalo