0938.309.713

Tag Archives: ý nghĩa của ngày Phật Đản

Ngày Phật Đản nên làm gì để được vui khoẻ bình an?

Nên làm gì vào ngày Phật Đản

Ngày Phật Đản nên làm gì? Đây là câu hỏi của nhiều người không riêng gì các Phật tử. Phật Đản là ngày mà Đức Phật được đản sanh ra đời. Ngày này có rất nhiều hoạt động để tôn vinh sự ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bên cạnh đó cũng có những việc kiêng làm để giữ giới và tích đức cho con cháu đời sau. Mọi người có thể tham khảo bài viết dưới đây để biết những việc nên làm vào ngày Phật Đản nhé!

Tượng Phật Đản sanh
Tượng Phật Đản sanh

Nguồn gốc của ngày Phật Đản

Lễ Phật Đản hay còn gọi là ngày Phật đản sanh, ngày đản sanh của Đức Phật… Đây là một trong 3 ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật bên cạnh lễ Vu Lan và lễ Thành đạo. Lễ Phật Đản chính là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni. Tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha.

Lễ Phật Đản được ra đời từ điển tích Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa thuộc dòng họ Cồ Đảm, vương tộc Thích Ca. Ngài được sinh ra vào ngày rằm tháng Tư Âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo lý giải của phái Nam Tông) và ngày 8/4 Âm lịch (theo lý giải của phái Bắc Tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni – nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal. Chính vì thế, lễ Phật Đản thường được tổ chức vào rằm tháng Tư Âm lịch để kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh.

Tượng Phật Đản Sanh men xanh ngọc
Tượng Phật Đản Sanh men xanh ngọc

Vào ngày lễ Phật Đản, các Phật tử thường vinh danh Tam bảo gồm Phật, Pháp, Tăng. Thông qua các hình thức như dâng cúng, tặng hoa, đến nghe thuyết giảng. Cùng với đó là thực hiện việc ăn chay và giữ Ngũ giới, Tứ vô lượng tâm (từ bi hỷ xả). Thực hành bố thí và làm việc từ thiện cho những người yếu thế trong cộng đồng. Ngày lễ Phật Đản cũng có nghĩa là làm những nỗ lực đặc biệt để mang đến hạnh phúc, niềm vui cho những người bất hạnh như người già cao niên, người khuyết tật và người bệnh, chia sẻ niềm vui và hòa bình với mọi người.

Xem thêm: Phật Đản Sanh Là Gì? Tổ Chức Như Thế Nào?

Những việc nên làm vào ngày Phật Đản

Lễ Phật Đản là lễ lớn đối với các Phật tử Việt Nam. Vào ngày này, các Phật tử thường tổ chức buổi lễ chính vào ngày rằm tháng 4 bao gồm nhiều hoạt động trang trọng như diễu hành, thả hoa đăng trên sông, trưng bày lồng đèn, các buổi thuyết giảng đạo Phật,…

Trưng bày lồng đèn mừng ngày Đức Phật Đản sanh
Trưng bày lồng đèn mừng ngày Đức Phật Đản sanh

Các nghi thức trong ngày Lễ Phật Đản thường được tổ chức trang trọng nhưng vô cùng giản dị. Không quá xoa hoa tốn kém, thể hiện sự thành tâm của Phật tử thay vì sự phung phí tiền của.

Ăn chay niệm Phật

Ăn chay là một trong những nghi thức cần làm đầu tiên trong ngày lễ Phật Đản. Trong ngày quan trọng này, những người theo đạo Phật nên ăn chay niệm Phật. Đồng thời chú ý không làm những điều xấu xa, tàn ác như trong ngũ giới có đề cập. Việc này giúp cho các Phật tử tích đức cho bản thân mình và con cháu đời sau.

Mâm cơm chay đơn giản ngày Tết Hàn thực
Mâm cơm chay đơn giản ngày Tết Hàn thực

Lau dọn bàn thờ, vệ sinh nhà cửa

Ngày lễ Phật Đản là một đại lễ vô cùng quan trọng nên bạn cần phải lau dọn bàn thờ. Vệ sinh nhà cửa thật sạch sẽ để thể hiện lòng thành kính của người Phật tử đối với Đức Phật. Hơn nữa, việc vệ sinh nhà cửa cũng giống như lột rửa đi những dơ bẩn, xấu xa, giúp con người ta cảm thấy thanh thản, thanh tịnh hơn.

Bàn thờ Phật Thích ca
Bàn thờ Phật Thích ca

Đi chùa, làm công quả

Trong ngày lễ Phật Đản, các Phật tử nên đi chùa để được nghe giảng đạo Phật giúp tâm cảm thấy được an nhiên, thanh tịnh hơn. Đồng thời, các Phật tử có thể suy nghĩ lại những việc chưa tốt của mình để sửa chữa, làm nhiều việc tốt hơn. Bên cạnh đó, khi tới chùa thì các Phật tử cũng có thể phụ giúp việc chuẩn bị lễ quả, dâng hoa và một số việc khác.

Viếng chùa cầu nguyện ngày Phật Đản
Viếng chùa cầu nguyện ngày Phật Đản

Tham khảo: Văn khấn ngày Lễ Phật Đản Sanh đơn giản dễ nhớ

Tắm tượng Phật Đản sanh

Một trong những nghi thức quan trọng nhất của ngày Lễ Phật Đản chính là lễ Tắm Phật. Nghi thức này có ý nghĩa là bày tỏ lòng tưởng nhớ đến ngày Đức Phật ra đời, đồng thời thể hiện sự thanh lọc tâm hồn, hướng đến những điều an lạc. Khi tiến hành lễ tắm Phật, người ta sẽ xướng bài chú tắm Phật:

Ngã kim quán mộc chư Như Lai

Tịnh trí trang nghiêm công đức tụ

Ngũ trược chúng sanh tịnh ly cấu

Đồng chứng Như Lai tịnh Pháp thân

Tỳ Gia thành lý vị tằng sanh

Sa La thọ gian vị tằng diệt

Bất sanh bất diệt lão Cồ Đàm

Nhãn trung khán kiến trùng thiên tiết

Kim triêu chính thị tứ ngoạt bát

Tịnh Phạn vương cung sanh Tất Đạt

Cửu long phúng thủy thiên ngoại lai

Bỗng túc Liên Hoa tùng địa phát

Án mâu ni, mâu ni, tam mâu ni, tát phạ ha.

Tượng gốm Phật Đản sanh
Tượng Phật Đản sanh bằng gốm

Phóng sinh

Phóng sinh (cá, chim…) là một trong những việc lành mà các Phật tử nên làm. Đó là khi chúng gặp hoạn nạn hay sắp chết. Đây là việc làm tốt, một thông điệp mang đầy tính nhân văn về việc giảm bớt sát sanh. Giúp con người tích nhiều đức và sống an lạc, thanh tịnh hơn. Phóng sinh còn được mọi người dân thực hiện vào các dịp Tết, rằm tháng Tư, rằm tháng Bảy… hay thậm chí là những ngày thường.

Thả cá phóng sinh ngày Phật đản
Thả cá phóng sinh ngày Phật đản

Làm việc thiện

Làm việc thiện chính là một việc làm mang đầy tính nhân văn không chỉ giúp người khác mà còn giúp chính bản thân được thanh thản, nhẹ nhõm hơn. Không chỉ trong ngày lễ Phật Đản mà ngày bình thường các Phật tử cũng nên làm việc thiện, giúp đỡ các mảnh đời khó khăn hơn mình.

Từ thiện ngày Phật Đản
Từ thiện ngày Phật Đản

Những việc nên kiêng ngày Phật Đản sanh

Khi đi chùa

  • Tuyệt đối không nói tục, chửi bậy, ăn mặc phản cảm ở chốn linh thiêng.
  • Không để trẻ con chạy nhảy lung tung, làm náo loạn nơi chính điện.
  • Không tự ý chụp ảnh, quay phim tượng Phật.

Đối với bàn thờ đặt tại nhà

  • Không đặt bàn thờ sai hướng, tốt nhất nên quay bàn thờ về hướng cổng chính của căn nhà.
  • Không nên đặt tượng Phật trong phòng ngủ, nhà tắm bởi đây đều là những đồ linh thiêng.
  • Không đặt bàn thờ Phật thấp hơn bài vị tổ tiên, nên đặt ở vị trí cao nhất trong căn nhà.
  • Không để bàn thờ có nhiều bụi bẩn, mạng nhện.
  • Những việc không nên làm trong ngày lễ Phật Đản

Hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp mọi người giải đáp những thắc mắc về ngày Phật Đản sanh. Mong rằng mọi người sẽ biết nên làm gì vào Ngày Phật Đản để được phù hộ độ trì. Quý Phật tử và quý gia chủ cũng có thể cúng dường tượng Phật Đản sanh và bát sen tắm Phật. Hệ thống cửa hàng Không Gian Gốm hiện đang có nhiều mẫu tượng Phật Đản sanh và bát nước tắm Phật gốm sứ. Tại TP.HCM, quý khác có thể gọi hotline 0938 309 713 để được tư vấn mua hàng hoặc đến:

  • 98 Võ Thị Sáu, phường Tân Định quận 1
  • 126 đường Cộng Hoà, phường 4 quận Tân Bình
  • 6 Chế Lan Viên, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú

Xem thêm: Nghi thức lễ Phật Đản sanh năm 2023 tại chùa


Nghi thức lễ Phật Đản sanh năm 2023 tại chùa

Nghi thức lễ Phật Đản sanh

Nghi thức lễ Phật Đản sanh rất quan trọng đối với mỗi người Phật tử vào Đức Phật ra đời. Khi đến viếng chùa vào ngày Phật Đản, những người con của Phật sẽ thực hiện một số nghi thức. Những nghi thức này đặc biệt linh thiêng khi hồi tưởng về sự ra đời và cuộc đời của Đức Thế Tôn. Tại chùa, các sư thầy sẽ thực hiện những nghi thức này một cách trang nghiêm và thứ tự. Vậy những nghi thức ấy là gì? Nghi lễ tắm Phật gồm những lễ thức nào? Người Phật tử khi tham gia các nghi thức ấy cần chuẩn bị những gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Nghi thức tắm Phật đại lễ Phật Đản
Nghi thức tắm Phật đại lễ Phật Đản

Các nghi thức chính lễ Phật Đản 

Đại lễ Phật Đản là ngày kỷ niệm sinh nhật của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và được tổ chức hàng năm vào ngày rằm tháng tư âm lịch. Năm 2023, theo thông bạch về việc Hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2567 của Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam thì:

  • Tuần lễ Phật đản: Từ ngày mùng 08/4 – 15/4 năm Quý Mão (26/5 – 02/6/2023);
  • Chính lễ ngày 15 tháng 4 năm Quý Mão (02/6/2023).
Tượng gốm Phật Đản sanh
Tượng gốm Phật Đản sanh

Nghi thức Lễ Phật Đản sẽ có những nội dung chính sau:

  • Cúng Hương
  • Cầu Nguyện
  • Khen Ngợi Phật
  • Quán Tưởng
  • Đảnh Lễ
  • Bài Tụng Khánh Đản
  • Xưng Tán Hồng Danh
  • Kinh Bát Nhã Ba La Mật
  • Tam Quy
  • Hồi Hướng
Nghi thức Phật Đản
Nghi thức Phật Đản

Đại lễ Phật Đản được tổ chức nhiều nơi trên thế giới để tưởng nhớ đến sự ra đời của Đức Phật và để tôn vinh các giá trị tinh thần và triết lý mà Ngài đã truyền bá. Trong ngày lễ, các tín đồ Phật Giáo thường tham gia các nghi thức tôn kính Đức Phật, bao gồm lễ cúng dường, đọc kinh, dâng hoa, thuyết giảng, cầu nguyện và làm nhiều việc thiện, phóng sinh.

Xem thêm: Văn khấn ngày Lễ Phật Đản Sanh đơn giản dễ nhớ

Nghi thức tắm Phật

Lễ Tắm Phật được phục dựng nhằm tái hiện khung cảnh trang nghiêm, mầu nhiệm khi Đức Phật chào đời. Đây là một nghi thức long trọng trong các nghi lễ mừng Phật Đản sanh hằng năm. Nên nghi lễ Tắm Phật được chuẩn bị rất chu đáo và được diễn ra một cách rất trọng thể và trang nghiêm.

Lê Tắm Phật ngoài mục đích kỷ niệm ngày Đức Phật đản sinh, nó còn mang ý nghĩa sâu sắc. Đó là sự tẩy trừ phiền não, hướng đến thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý của con người. Vì vậy nhiều người tham gia nghi thức tắm Phật và gửi gắm tâm nguyện của mình.

Các vật dụng cần chuẩn bị cho nghi thức Tắm Phật

Chuẩn bị bàn thờ và bài trí bàn thờ với đầy đủ hương, hoa. Sau đó lấy một cái thau lớn tinh sạch đặt lên chính giữa bàn thờ. Thỉnh tượng Phật Đản đặt vào trong thau.

Chuẩn bị một thau nước thơm để Tắm Phật. Nước thơm Tắm Phật thường được nấu từ nước sạch kết hợp với các nguyên liệu khác như: Hoa lài, hoa cúc, hoa bưởi, quế… Khi nước Tắm Phật nấu xong thì để nguội. Sau đó đổ vào thau sạch, rồi rải thêm hoa lài tươi vào. Nước tắm Phật cũng có thể sử dụng nước mưa hoặc nước lọc tinh sạch nấu chín.

Bát nước thả hoa tắm tượng Phật
Bát nước thả hoa tắm tượng Phật

Nước Tắm Phật phải là nước tám công đức. Vì vậy người chuẩn bị nước phải thành tâm, tin tưởng trọn vẹn vào công đức Tắm Phật thì mới thành tựu như nguyện.

Thực hiện nghi thức Tắm Phật

Đến giờ hành lễ, đạo tràng trì tụng kinh sám theo nghi thức lễ Tắm Phật. Đến đoạn tắm Phật, mọi người đồng tụng kệ và chú Tắm Phật. Rồi tuần tự đi đến lễ đài nơi đặt tượng Phật đản sanh chắp tay thành kính đảnh lễ. Và múc nước nhẹ nhàng tưới lên vai Phật.

Trong lúc Tắm Phật, mỗi người cần lắm lòng thanh tịnh, quán tưởng dòng nước cam lộ tinh sạch này sẽ gội nhẫn tâm tư. Những tâm niệm tham – sân – si của bản thân nhờ công đức này mà được tẩy sạch. Những suy nghĩ, lời nói, việc làm xấu ác cũng được xóa tan, cho tâm trở nên thanh tịnh, mát mẻ, nhẹ nhàng.

Nghi thức tắm Phật tại chùa
Nghi thức tắm Phật tại chùa

Tắm Phật xong, lễ Phật rồi lui ra. Không nên chen lấn, xô đẩy hay Tắm Phật theo kiểu vội vàng lấy lệ sẽ không thành tựu được công đức.  Bởi Tắm Phật cũng là tắm ta, làm Phật tính bên trong chúng ta được hiện bày.

Với những ngôi chùa không có thầy trụ trì cũng nên tổ chức làm lễ Tắm Phật trong mùa mừng lễ Phật Đản. Chỉ cần vị Phật Tử chủ lễ phải hết sức thành tâm, trang nghiêm và thanh tịnh. Cùng với sự chuẩn bị chu đáo và tâm thành kính của toàn thể đạo tràng, thì lễ Tắm Phật chắc chắn sẽ đem lại vô lượng công đức và pháp lạc cho toàn thể Phật Tử.

Các cách múc nước Tắm Phật

Về việc múc nước thơm để Tắm Phật thì có các cách sau:

Cách 1: Lấy gáo múc lượng nước thơm tùy ý để Tắm Phật. Các này không quy định lấy bao nhiêu gáo nước để Tắm Phật. Và cũng không quy định là dội nước lên phần nào của tượng Phật. Khi Tắm Phật tâm quán tưởng dòng nước sẽ cuốn trôi mọi phiền não và tội lỗi của bản thân. Nhờ đó thành tựu công đức phước báo.

Cách tắm tượng Phật Đản sanh
Cách tắm tượng Phật Đản sanh

Cách 2: Lấy gáo múc hai gáo nước thơm nhẹ nhàng tưới lên hai vai của Phật. Cách này quán tưởng tới hai dòng nước nóng và lạnh do chín con rồng từ trên trời phun xuống để tắm cho Ngài khi mới sinh ra. Khi Tắm Phật quán tưởng dòng nước tẩy sạch phiền não của thân tâm. Nguyện giữ tâm an nhiên và thanh tịnh trước thuận – nghịch trong cuộc sống.

Cách 3: Lấy gáo múc ba gáo nước thơm từ từ dội lên tượng Phật. Gáo thứ nhất dội lên đỉnh tượng Phật, gáo thứ 2 dội lên vai phải tượng Phật, gáo thứ 3 dội lên vai trái tượng Phật. Khi tắm Phật quán tưởng những gáo nước này sẽ gột sạch nghiệp chướng và phiền não của ta. Làm cho 3 nghiệp thân – khẩu – ý của ta đều được thanh tịnh, thân tướng trang nghiêm, đẹp đẽ.

Tắm tượng gốm Phật Đản Sanh
Tắm tượng gốm Phật Đản Sanh

Cách 4: Lấy gáo múc ba gáo nước thơm từ từ dội lên tượng Phật. Gáo thứ nhất dội lên vai trái tượng Phật, nguyện bỏ mọi điều ác. Gáo thứ hai dội lên vai phải tượng Phật, nguyện làm mọi điều lành. Gáo thứ ba dội dưới chân Phật, nguyện độ hết chúng sinh.

Xem thêm: Mừng Đại lễ Phật Đản nên và không nên làm gì?

Mua đồ thực thực hiện nghi thức lễ Phật Đản Sanh

Trước dịp Phật Đản, quý gia chủ và Phật tử có thể thỉnh tượng Phật về nhà hoặc cúng dường cho nhà chùa. Không có một quy định nào bắt buộc phải thỉnh tượng Phật vào đúng ngày rằm tháng tư. Tuy nhiên mọi người có thể thỉnh tượng Phật vào dịp này và thực hiện các nghi lễ thỉnh tượng. 

Tượng Phật Đản Sanh trên đài sen tại Không Gian Gốm
Tượng Phật Đản Sanh trên đài sen

Quý khách có thể chọn mua tượng Phật Đản sanh các màu và chất liệu tại Không Gian Gốm nhé. Các mẫu tượng Phật được chế tác với thần thái thanh tịnh, đẹp đẽ và an lạc. Dáng đứng của Phật trang nghiêm thể hiện sự giác ngộ và khai sáng chúng sinh. Tại TP. HCM, quý gia chủ có thể thỉnh tượng Phật Đản sanh tại:

  • 98 Võ Thị Sáu, phường Tân Định, quận 1
  • 21 Nguyễn Văn Linh – Phú Mỹ Hưng, phường Tân Phong, quận 7
  • 126 Cộng Hòa, Phường 4, Quận Tân Bình
  • 6 và 30 Chế Lan Viên, P. Tây Thạnh, Quận Tân Phú
Bát nước gốm sứ tắm Phật
Bát nước gốm sứ tắm Phật

Quý khách hàng cũng có thể gọi hotline 0938 309 713 hoặc nhắn tin trực tiếp fanpage để được hỗ trợ nhé!

Tham khảo: Phật Đản Sanh Là Gì? Tổ Chức Như Thế Nào?