Tết Nguyên Tiêu hay Tết Thượng Nguyên là một trong những ngày lễ Tết lớn trong năm. Tết Nguyên Tiêu rơi vào ngày rằm tháng Giêng, tức ngày 15 tháng 1 âm lịch. Tục ngữ có câu: “Cúng cả năm không bằng rằm tháng Giêng”. Thế mới thấy việc cúng lễ vào dịp rằm tháng Giêng là rất quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh người Việt. Vào ngày Tết Nguyên Tiêu, mọi người sẽ làm gì để cầu bình an cho cả năm? Hãy cùng tìm hiểu qua bài sau đây!

Nguồn gốc ngày Tết Nguyên Tiêu
Tết Nguyên Tiêu là một trong hai ngày Tết lớn trong tháng Giêng. Tết Nguyên tiêu là đêm trăng tròn đầu tiên khởi đầu một năm mới. Trong đó, “Nguyên” mang hàm ý thứ nhất, “Tiêu” nghĩa là đêm. Đây đích thực là ngày mang những ý nghĩa tâm linh đặc biệt. Ngày rằm, mùng một không chỉ mang ý nghĩa linh thiêng mà còn chứa đựng những điều tốt lành.
Tết Nguyên Tiêu có nguồn gốc từ Trung Quốc, diễn ra vào ngày 14 – 15 tháng Giêng Âm lịch. Có nhiều tài liệu cho thấy Tết Nguyên Tiêu bắt nguồn từ thời Tây Hán, Trung Quốc. Khi xưa các cung nữ mỗi khi dịp xuân đến lại nhớ nhà nhưng không thể ra cung thăm gia đình. Lúc này, một viên sủng thần của Hán Vũ Đế – Đông Phương Sóc đã cảm động trước tấm lòng của cung nữ và giúp đỡ cô. Ông tung tin thành Trường An sẽ bị Hỏa thần thiêu rụi. Sau đó đưa ra kế sách là vua và hoàng tộc nên lánh nạn ngoài cung. Trong khi trong cung sẽ được treo đầy lồng đèn giả cảnh lửa cháy lừa Hỏa thần.

Hán Vũ Đế đã chấp thuận kế sách này và từ đó, vào ngày rằm tháng Giêng hằng năm, nhà nhà đều treo đèn lồng. Phong tục này được lưu truyền rộng rãi qua nhiều thế hệ, lan rộng đến Việt Nam. Tuy nhiên, ở nước ta, Tết Nguyên Tiêu có sự biến tấu khác biệt so với Trung Quốc.
Rằm Tháng Giêng ở Việt Nam nên làm gì?
Viếng chùa cầu bình an
Ở Việt Nam, vào ngày Tết Nguyên tiêu các Phật tử khắp nơi sẽ đi viếng chùa lễ Phật. Đến chùa mọi người sẽ cầu mong gia đạo bình an, năm mới may mắn. Các chùa cũng thường tổ chức Đàn Dược sư, tụng kinh dược sư trong suốt tháng Giêng. Đồng thời, chùa kêu gọi các Phật tử cùng tụng niệm mong muốn phước báo an lành đến mọi người, mọi nhà.

Chuẩn bị mâm cúng Phật và gia tiên
Tết Nguyên Tiêu làm gì ở nhà? Tại nhà, Phật tử có thể chuẩn bị mâm cúng dâng lên bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên. Mâm cúng bàn thờ Phật là đồ chay còn mâm cúng gia tiên thì tuỳ vào gia đình, có thể cúng chay hoặc mặn đều được. Mâm cỗ và lễ vật cúng Tết Nguyên Tiêu không nhất thiết phải thật sang trọng. Chỉ cần các thành viên trong gia đình cùng chuẩn bị và thành tâm dâng cúng tổ tiên.

Mâm cúng sẽ thể hiện sự gắn kết bền vững giữa các thành viên trong mỗi gia đình. Khi đứng trước bàn thờ gia tiên, nhớ đến công đức của các bậc sinh thành, nhớ về cội nguồn. Con cháu cũng có dịp ngồi lại với nhau, cầu mong một năm bình an, may mắn.
Xem thêm: Mâm cúng Rằm tháng Giêng đầy đủ

Ngoài ra, vào ngày Tết Nguyên Tiêu cũng là dịp để mọi người làm việc thiện. Ai ai cũng cũng có thể thả cá phóng sinh hoặc thả đèn hoa đăng để cầu phúc đức và tuổi thọ cho năm mới.

Tết Nguyên Tiêu làm gì? Năm nay quý gia chủ có thể thử viếng chùa và thả đèn hoa đăng để cầu bình an nhé!
Mua sắm ngày Tết Nguyên Tiêu
Như đã nói ở trên, Tết Nguyên Tiêu là dịp để con cháu hướng về tổ tông và cội nguồn. Vào ngày này, gia chủ có thể dành thời gian để thay mới và trang trí lại bàn thờ gia tiên. Ngoài ra, trước ngày cúng rằm thì gia chủ cũng có thể chuẩn bị một bát đĩa và đồ thờ mới.

Không Gian Gốm chính là địa chỉ uy tín cho việc mua sắm ngày rằm tháng Giêng. Showroom của Không Gian Gốm có sẵn nhiều mẫu đồ thờ gia tiên, bàn thờ Phật chất lượng. Ngoài ra, tại cửa hàng còn có nhiều loại phụ kiện bàn thờ, vật phẩm phong thuỷ tài lộc,… Tất cả các sản phẩm đều được kiểm định chất lượng kỹ càng trước khi nhập hàng. Quý khách có thể đến trực tiếp đến showroom hoặc gọi hotline 0938 309 713 để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!