Triển lãm “Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng” – Huế

Triển lãm "Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng" - Huế

Chiều ngày 08/5, tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán (15A Lê Lợi, thành phố Huế); Ban Trị sự – Ban Tổ chức Đại lễ Phật đản Pl.2566 tại Thừa Thiên Huế đã khai mạc triển lãm văn hóa Phật giáo với chủ đề “Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng”.

Triển lãm "Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng" - Huế
Triển lãm “Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng” – Huế

Triển lãm được các nghệ nhân đến từ làng gốm sứ Bát Tràng (Hà Nội) phối hợp với Ban tổ chức Đại lễ Phật đản PL.2566 – DL.2022 tỉnh Thừa Thiên Huế đồng tổ chức. Với mục đích gợi nhớ và truyền tải các thông điệp Phật dạy thông qua những hiện vật gốm sứ Bát Tràng. 

Triển lãm được tổ chức quy mô với đông đảo sư thầy, trụ trì; các nghệ nhân làng gốm Bát Tràng cùng đơn vị đồng hành-Không gian gốm Bát Tràng. Chỉ trong ngày đầu tiên khai mạc, triển lãm đã thu hút số đông các tăng nhân, phật tử cùng người dân địa phương và khách du lịch đến thăm quan. 

Triển lãm "Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng" - Huế

Từ thuở khai hoang lập địa, gốm đất nung đã trở thành vật dụng không thể thiếu trong đời sống con người. Gốm đất nung đi vào đời sống một cách rất tự nhiên, trở thành vật sử dụng: nồi, vò, bình, chậu, bát, đĩa, thậm chí các vật dụng thờ cúng, trang sức, trang trí,… Sau một thời gian hình thành và phát triển, gốm đất nung đã dần trở thành nghề thủ công,  mở ra trang sử gốm dân tộc Việt Nam cùng thời đại đồ đồng (khoảng 4000 năm trước Dương lịch). Từ đầu kỷ nguyên đến nay, gốm sứ nước ta đã phát triển khá toàn diện. Là tấm gương phản ảnh nhiều lĩnh vực nghệ thuật, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo trong suốt chiều dài dựng nước và giữ nước. Do đó, lịch sử tư tưởng và nghệ thuật Phật giáo cũng đã được nói qua ngôn ngữ gốm sứ đất nung từ xưa tới nay.

Triển lãm "Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng" - Huế

Đến với triển lãm, người dân có thể chiêm ngưỡng tới hơn 60 hiện vật gốm sứ Bát Tràng. Đặc biệt, các tác phẩm trưng bày lần này đã được nghệ nhân chuyển thể, làm mới lại từ nguyên bản, hoặc sáng tạo nhiều tác phẩm khác nhau có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật Phật giáo… với những thông điệp ý nghĩa trong lời Phật dạy. Điều này sẽ được hiển thị trên các ngôn ngữ của hiện vật như các tượng Phật, Bồ-tát, La-hán, Tổ sư, các loại pháp khí thờ cúng, chung, thạp, bình, đĩa, đèn thấu quang, hoa sen, tranh chăn trâu….

gốm sứ Bát Tràng
gốm sứ Bát Tràng

Nằm trong chuỗi các hoạt động của tuần lễ Đại lễ Phật đản kéo dài từ 8/5 đến ngày 15/5, chương trình triển lãm nhằm gợi nhớ lại lịch sử đức Phật Thích Ca Mâu Ni, bậc thầy vĩ đại về từ bi và trí tuệ, hòa bình và thiện cảm. Đồng thời người xem còn được chiêm ngưỡng nghệ thuật gốm sứ Bát Tràng trong việc gửi tâm huyết vào các sản phẩm để quảng bá Phật pháp của nghệ nhân làng gốm.

Đại lễ Phật đản ở Việt Nam được Phật giáo tổ chức trang trọng, thành kính. Lễ chính được tổ chức vào ngày rằm tháng 4 âm lịch, Giáo hội các tỉnh thành và các chùa, tịnh xá thường tổ chức các hoạt động để mừng ngày đại lễ như: làm lễ đài để tổ chức chương trình văn nghệ, diễu hành xe hoa, thả đèn hoa đăng trên sông, thuyết giảng về Phật pháp, nghi thức tắm Phật… để những người con Phật tưởng nhớ kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời. Người dân khi tới tham quan triển lãm có thể tận mắt chiêm ngưỡng và dùng tay sờ vào tượng Phật đản sanh, chậu tắm Phật gốm sứ Bát Tràng cao cấp. 

Triển lãm "Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng" - Huế

Lấy cảm hứng từ nét đẹp văn hóa của Phật giáo, các nghệ nhân đã tạo tác phom dáng, hình hài, sắc màu… nhắn nhủ những thông điệp cao thượng, tinh thần từ bi của đạo Phật và cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật đáng trân trọng. 

Ngoài tượng Phật và các pháp bảo liên quan đến Phật pháp, triển lãm còn quy tụ nhiều tác phẩm khác nhau có giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật Phật giáo… nhằm góp phần trong việc bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa quý hiếm của dân tộc nói chung và của Phật giáo nói riêng.

Triển lãm "Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng" - Huế
Triển lãm “Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng” – Huế

Thông qua các hoạt động này là dịp để mỗi người con Phật nhận diện về vai trò của mình đối với trách nhiệm xây dựng xã hội, xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc, theo đúng phương châm của đạo Phật “sống tốt đời, đẹp đạo”. 

Triển lãm diễn ra đến hết ngày 15/5 tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán – 15A Lê Lợi, thành phố Huế.

Triển lãm "Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng" - Huế
Triển lãm "Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng" - Huế
Triển lãm "Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng" - Huế
Triển lãm "Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng" - Huế
Triển lãm "Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng" - Huế
Triển lãm "Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng" - Huế
Triển lãm "Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng" - Huế
Triển lãm "Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng" - Huế
Triển lãm "Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng" - Huế
Triển lãm "Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng" - Huế
Triển lãm “Dấu ấn nghệ thuật Phật giáo trên gốm sứ Bát Tràng” – Huế

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *