Tag Archives: đại lễ Phật Đản 2023

Đại lễ Phật Đản 2023 nhằm ngày nào?

Đại lễ Phật Đản 2023

Đại lễ Phật Đản năm 2023 là một ngày quan trọng đối với Phật tư trên khắp cả nước. Không chỉ vậy, Phật Đản sanh cũng là một ngày cực kỳ ý nghĩa đối với chúng Phật tử trên khắp thế giới. Sự kiện Phật Thích Ca được đản sanh đã, đang và có ảnh hưởng sâu rộng đối với nhân loại. Vậy Đại lễ Phật Đản năm 2023 là ngày nào, nếu xét theo lịch dương? Hãy cùng Không Gian Gốm tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tượng Phật Đản sanh
Tượng Phật Đản sanh

Sự tích ngày lễ Phật Đản

Thân thế và sự ra đời của Đức Phật

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm. Đức Phật thuộc vương tộc Thích Ca cao quý. Phật Giáo Nam tông lý giải Ngài được sinh vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 TCN. Còn Phật giáo Bắc tông thì lý giải Ngài được sinh ra vào mùng 8/4 âm lịch. Tuy nhiên, cả hai quan điểm đều thống nhất tại vườn Lâm Tỳ Ni. Đây là một khu vườn nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.

Đức Phật Đản Sanh ở vườn Lâm Ty Ni
Đức Phật Đản Sanh ở vườn Lâm Ty Ni

Nguồn gốc của ngày mừng đại lễ Phật Đản

Theo kinh điển của Phật giáo Nam tông, ngày Đức Phật đản sinh, thành đạo và niết bàn đều diễn ra vào ngày trăng tròn. Và đại lễ mừng Phật đản sinh cũng vậy. Lễ hội rằm tháng tư của Phật giáo Nam tông chính là lễ kỷ niệm ngày Phật đản sinh.

Tượng Phật Đản sanh
Tượng Phật Đản sanh

Đây là ngày trọng đại của Phật giáo trên thế giới và của Phật giáo Nam tông, kỷ niệm một lúc ba sự kiện Bồ tát đản sinh, Bồ tát thành đạo và Phật nhập niết bàn. Chính vì thế, lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm. Cứ vào ngày rằm tháng tư các nước theo đạo Phật lại tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Trang trí chính điện mừng đại lễ Phật Đản
Trang trí chính điện mừng đại lễ Phật Đản

Đại lễ Phật Đản 2023 vẫn được tổ chức vào ngày rằm tháng tư âm lịch. Đại lễ thường này sẽ kéo dài trong khoảng 1 tuần, từ ngày 08/04 – 15/04  âm lịch. Chiếu theo ngày dương lịch thì đại lễ sẽ được tổ chức thứ 2, ngày 02 tháng 6. Tuy nhiên, tuỳ theo hệ phái mà nghi thức cúng lễ Phật Đản sẽ có chút khác biệt. Cụ thể:

  •  Phái Bắc Tông: Diễn ra vào ngày 08/04 Âm lịch – 26/05 Dương lịch.
  •  Phái Nam Tông: Diễn ra vào ngày 15/04 Âm lịch – 02/06 Dương lịch.

Các nghi thức nên thực hiện trong ngày Phật Đản

Ngày Phật Đản đối với các môn phái Phật giáo

Phật giáo ở Việt Nam có cả 2 hệ phái:

  • Phật giáo Nam Tông (Tiểu thừa, nguyên thủy)
  • Phật giáo Bắc Tông (Đại thừa, phát triển).

Phật giáo Nam Tông chỉ thờ Phật Thích Ca và các vị A la hán, giống người Ấn Độ. Ngược lại, Phật giáo Bắc Tông ngoài việc thờ Đức Phật Thích Ca thì còn thờ nhiều vị Phật và Bồ tát khác nữa.

Hình tượng Phật Thích Ca ở mỗi quốc gia lại mang hình tượng giống người quốc gia đó. Phật tử theo Bắc Tông ăn chay, còn chư tăng ni của Phật giáo Nam Tông vẫn dùng thực phẩm mặn tùy hoàn cảnh. Tuy vậy, Đức Phật vẫn khuyến khích ăn chay và không được sát sinh. Những ngày đầu tháng tư âm lịch hàng năm, cả hai hệ phái vẫn tổ chức đại lễ Phật Đản

Các nghi thức chính ngày Phật Đản 2023

Ở Việt Nam, lễ Phật Đản luôn được tổ chức trang trọng. Ngoài việc tổ chức buổi lễ chính vào ngày rằm tháng 4 (năm nay là 21/5 Dương lịch), Giáo hội các tỉnh thành còn tổ chức diễu hành, làm lễ, thả hoa đăng trên sông, tổ chức thuyết giảng về Phật pháp và các buổi văn nghệ, đèn lồng và cờ Phật giáo được treo khắp các chùa, làm lễ đài tổ chức…

Thả cá phóng sinh ngày Phật đản
Thả cá phóng sinh ngày Phật đản

Vào ngày Phật Đản, các Phật tử không sát sinh. Mọi người ăn chay, lau dọn vệ sinh nhà cửa và trang trí bàn thờ Phật thật đẹp. Các Phật tử có thể tham gia lễ tắm Phật và đến chùa để phụ giúp làm công quả. Đồng thời, nghe các bài thuyết giảng về cuộc sống, tự chiêm nghiệm về hành động của bản thân để làm cho tâm hồn được thanh tịnh. Nhiều người còn thả chim, thả cá nhằm tạo niềm vui và hiến dâng sự sống cho muôn loài…

Tại các chùa, Phật tử thường dựng lên lễ đài lớn, trang trí các xe hoa. Tuy nhiên, tất cả những việc này đều được thực hiện sao cho không gây tốn kém nhiều, không phung phí. Tất cả được thể hiện bằng tấm lòng thành vốn là đạo lý nhà Phật.

Tắm tượng Phật Đản sanh
Nghi thức tắm tượng Phật Đản sanh

Hoạt động phổ biến và được cử hành thường niên nhất là nghi thức tắm Phật. Nghi thức tắm Phật vốn đã được xuất hiện từ lâu tại Ấn Độ, Trung Quốc và một số nước Trung Á khác. Ngày nay, nghi lễ này được duy trì ở hầu hết các cộng đồng Phật giáo trên thế giới. Nghi thức tắm Phật sẽ được cử hành trang trọng với tượng Phật Đản sanh và bát sen. Nghi thức tắm Phật cũng là một hành động để mỗi người liên tưởng tới việc gột rửa thân tâm của bản thân mình nhằm tìm lại sự thanh tịnh vốn có. 

Xem thêm: Nghi thức lễ Phật Đản sanh năm 2023 tại chùa

Mua đồ chuẩn bị ngày đại lễ Phật Đản 2023

Đại lễ Phật Đản thường được nhiều người biết đến với các nghi thức mang đậm tính tôn giáo. Trong đó, nghi thức tắm Phật mang tính thiêng liêng và trang trọng hơn cả. Trước ngày rằm tháng tư, cụ thể là trước ngày mùng 8 tháng tư thì các chùa sẽ chuẩn bị dần. Vào dịp này, các quý Phật tử có thể chuẩn bị cho ngày Phật Đản bằng cách thỉnh tượng Phật Đản sanh nhé.

TƯỢNG PHẬT ĐẢN SANH GỐM SỨ BÁT TRÀNG – ĐƯỢC NHIỀU KHÁCH HÀNG ƯA CHUỘNG

Tượng Phật Đản sanh tại cửa hàng Không Gian Gốm
Tượng Phật Đản sanh tại cửa hàng Không Gian Gốm

Xem thêm: Tổng hợp các mẫu tượng phật đản sanh tại Không Gian Gốm

Quý khách có thể thỉnh tượng Phật Đản sanh tại cửa hàng không Gian Gốm Bát Tràng. Hệ thống cửa hàng còn có nhiều phụ kiện đi kèm như bát tắm Phật, đồ thờ Phật, tượng gốm... Gọi ngay 0938 309 713 để được tư vấn chi tiết nhé!

MẪU BÁT SEN TẮM PHẬT TẠI CỬA HÀNG KHÔNG GIAN GỐM

Bát sen tắm Phật mừng đại lễ Phật Đản 2023
Bát sen tắm Phật mừng đại lễ Phật Đản 2023

Quý khách có thể xem thêm: Bát sen thả hoa tắm phật gốm sứ Bát Tràng