Tag Archives: các vị thần Đình làng Bát Tràng

Di tích đình làng bát tràng và những điều bạn chưa biết – Phần 2

Đình làng Bát Tràng có từ trước năm 1720 và vẫn được gìn giữ cho tới bây giờ. Không những thế mà đây còn là một trong những địa điểm du lịch của du khách mỗi lần ghé qua. Nơi đây không chỉ nổi tiếng với làng nghề gốm sứ truyền thống mà nơi đây còn rạng danh với những trạng nguyên, tiến sỹ bao đời vẫn còn nhắc đến. Di tích đình làng bát tràng và những điều bạn chưa biết – Phần 2 sẽ bổ sung cho bạn nhiều thông tin bổ ích. 

Di tích đình làng bát tràng và những điều bạn chưa biết - Phần 2
Di tích đình làng bát tràng và những điều bạn chưa biết – Phần 2

6 vị thần thờ – di vật tại đình làng bát tràng

1/ Thần Bạch Mã: có 12 đạo sắc gồm có các niên đại:

– Quang Trung năm thứ 5 (1792)

– Cảnh Hưng thứ 28 ( 1767), thứ 44 ( 1783)

– Cảnh Thịnh nguyên niên ( 1793)

– Bảo Hưng thứ 2 (1802)

 – Thiệu Trị thứ 6 (1846) ( có hai đạo: tháng 10 và tháng 12)

– Tự Đức thứ 3(1850) ( có hai đạo)

– Đồng Khánh thứ 2 (1887)

– Duy Tân thứ 3 (1909)

– Khải Định tứ 9 (1924)

2/ Phan Đại Tướng: có 6 đạo sắc, gồm các niên hiệu:

– Quang Trung năm thứ 5 (1792)

– Cảnh Hưng thứ 28 (1767), thứ 44 (1783)

– Cảnh Thịnh nguyên niên (1793)

– Bảo Hưng nguyên niên (1801)

– Khải Định thứ 9 (1924)

3/ Cai Minh Tự Đại Vương: 5 đạo sắc có các hiện hiệu:

– Cảnh Thịnh nguyên niên (1793)

– Cảnh Hưng thứ 28(1767)

– Quang Trung năm thứ 5 (1792)

– Bảo Hưng thứ 2 (1802)

– Khải Định thứ 9 (1924)

4/ Lã Thái Hậu: 5 đạo sắc có các niên hiệu:

– Cảnh Hưng thứ 44 (1783)-2 đạo.

– Quang Trung thứ 5(1792).

– Cảnh Hưng thứ 28(1767).

– Duy Tân thứ 5(1911).

 – Khải Định thứ 8(1923).

5/ Hộ Quốc: 8 đạo sắc có niên hiệu:

– Cảnh Thịnh Nguyên niên (1793).

– Quang Trung năm thứ 5 (1792).

– Cảnh Hưng thứ 28 (1767), thứ 44(1783).

– Chiêu Thống Nguyên niên (1787).

– Bảo Hưng thứ 2 (1802).

– Khải Định thứ9 (1924).

– Duy Tân thứ 5 (1911)

6/ Lưu Thiên Tử đại vương: 6 đạo sắc có niên hiệu:

– Cảnh Thịnh thứ 1(1793).

 – Bảo Hưng thứ 2 (1802).

– Cảnh Hưng thứ 28 (1767).

– Quang Trung thứ 5 (1792).

– Khải Định thứ 2 (1917), thứ 9 (1924).

Di tích đình làng bát tràng và những điều bạn chưa biết - Phần 2
Di tích đình làng bát tràng và những điều bạn chưa biết – Phần 2

Những bậc khoa bảng làm rạng rỡ đình bát tràng

Như đã chia sẻ ở phần 1 làng bát tràng không chỉ nổi tiếng với nghề gốm sứ truyền thống mà  tại dây còn có những tên tuổi được nhiều thế hệ ghi nhớ. Theo sổ sách ghi chép thì có tới 364 người đỗ đạt từ “tam trường” trở lên. Trong đó họ Nguyễn là nhiều nhất lên tới 77 người, tiếp đó là họ Trần 64 người, họ Lê là 60 người, họ Phạm là 49 người, họ Vương 45 người, họ Phùng 23 người, họ Vũ 21 người, họ Hà 11 người, Họ Bùi 6 người, họ Đỗ 4 người và họ Cao 2 người.

Trong đó có tới 9h đỗ từ tiến sĩ đến trạng nguyên và nhiều võ quan. Điển hình nhất là những tên tuổi sau đây:

Trạng Nguyên Giáp Hải ( 1506 – 1586)

Giáp Hải còn có tên gọi là Giáp Trưng ông mồ côi cha từ nhỏ, sau có người ở làng Dĩnh Kế đưa ông về làm con nuôi. Ông là người rất thông minh là người mở đầu cho danh mục khoa bảng của làng bát tràng, làm rạng rỡ đình bát tràng. Ông đậu trạng nguyên khi ông mới 31 tuổi năm niên hiệu Đại Chính thời Mạc. Hầu hết các nguồn tài liệu và di sản văn hóa dân gian đều khẳng định tài năng và những cống hiến to lớn của Giáp Hải đối với triều đình nhà Mạc.

Ông là người có tài văn học lại giỏi giang,  trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, ông nhiều lần được cử đi tiếp sứ nhà Minh, giải quyết vấn đề biên giới với tài ngoại giao xuất chúng, được vua quan nhà Minh thán phục và kính nể.

Giáp Hải có tài làm thơ ứng đáp các sứ thần và chính ông đã soạn sách “Ứng đáp bang giao” gồm 10 quyển, chép các thư từ, biểu văn bang giao của các triều và bài thơ Vịnh Bèo (họa lại bài thơ của Mao Bá Ôn) của Giáp Hải, theo giáo sư Trần Quốc Vượng là một trong những bài thơ “ngoại giao” hay nhất trong kho tàng thi ca Việt Nam.

Dĩnh Kế (nay thuộc huyện Lạng Giang, tỉnh ái. Giáp Hải rất thông minh, học giỏi khác thường Thỉnh thời Mạc (1538), ông đậu Trạng nguyên, khi ở tài có tài văn học lại giỏi bang giao từ lệnh và tài ứng.

Di tích đình làng bát tràng và những điều bạn chưa biết - Phần 2
Di tích đình làng bát tràng và những điều bạn chưa biết – Phần 2

sau chuyện tiếp sứ nhà Minh của ông vào năm Giá vua Minh sai Cừu Loan và Mao Bá Ôn dẫn một đôi qua – Giới xứ Lạng, kiếm cớ hỏi tội vua Mạc “ dám coi thường – Mạc Đăng Doanh lo lắng liền sai Giáp Hải lên ải Nam Minh vừa muốn áp đảo lại vừa muốn thăm dò, bèn làm một bàu thơ nhan đề Vịnh Cái bèo” để thử sứ ta:

Phiên âm:

Tuỳ điền trực thuỷ mạo hương châm

Đáo xứ khan lai thực bất thâm

Không hữu căn miêu không hữu điệp

Cảm sinh chi tiết cảm sinh tâm

Đồ chỉ trụ xứ ninh chi tán Dãn thức phí thời ná thức trầm

 Đại để trung thiên phong khí ác Tảo quy hồ hải tiện nan lầm

Dịch nghĩa:

Bèo mọc trong ruộng nước nhỏ như cái kim

Đến mà xem rễ bám rất nông

Không có mầm không có gốc cũng không có lá

Tu lại đấy nhưng cũng tan ngay đấy

Chỉ biết trôi nổi sao biết đến lúc chìm

Chỉ cần một trận gió dữ

Bị quét sạch ra hồ ra biển không còn vết tích gì nữa.

Giáp Hải nghe xong bài thơ liên ứng khẩu lại rằng:

Phiên âm:

Cảm lật mặt mật bất dung châm

Đột diệp liên căn khởi kế thân

Thường dữ bạch vân tranh thuỷ diện

Khẳng giao hồng nhật truy ba tâm

Thiên trìùng làng đã thành Nam phá

Vạn trận phong suy vĩnh bất trầm

Đa tiểu ngư long làng nghiên lý

Thái công vô kế hạ câu tầm

Dịch nghĩa:

Nét thêu dày sít cảm mũi kim

Lá liền gốc rễ là tính đến sau nông

Từng cùng mây trắng tranh mặt nước

Đâu để mặt trời lọt xuống đáy sâu

Muôn trùng đợt sóng không phá nổi

Vạn trận gió lay cũng chẳng chìm

Biết bao rồng cá nằm trong đó

Thái công hết cách thả lưỡi câu

Di tích đình làng bát tràng và những điều bạn chưa biết - Phần 2
Di tích đình làng bát tràng và những điều bạn chưa biết – Phần 2

Bài thơ hoạ lại của Giáp Hải làm cho Mao Bá Ôn phải giật mình thức tỉnh, đành phải nhượng bộ, kéo quân về. Người Minh càng phục tài ông, thường gọi ông là Giáp Tuyên Phủ. Vì vậy Giáp Hải càng được nhà Mạc trọng dụng. Đời Mạc Mậu Hợp ông làm Thượng thư bộ Lại, kiêm Đô ngự sử, tước Luân quận công. Sau ông được coi việc ở Lục bộ, kiêm chức Đông các Đại học sỹ, coi việc ở toà Kinh Diên, lại được gia phong tước Sách Quận công.

Từ đó người Minh càng phục tài của ông và thường gọi ổng là Giáp Tuyên Phủ. Giáp Hải là người chăm lo việc nước giàu lòng nhân ái. Quan hệ của Giáp Hải với quê hương và tình cảm của nhân dân quê hương đối với ông rất sâu nặng.

Khi tuổi đã cao, ông nhiều lần xin về hưu những Mạc Mậu Hợp rất quyến luyến. Tháng 10 năm thứ 8 niên hiệu Diên Thành 1858 ông được nghỉ hưu và sau đó 12 năm thì ông mất. Sau khi ông qua đời có 3 nơi thờ ông đó là Dĩnh Kế, đất Phượng Coong và đất Bát Tràng.

Một số tác phẩm của ông để lại và được trân trọng gìn giữ tới bây giờ : Vịnh cây bèo, Cựu Hàn Lâm Đoàn Nguyễn Tuấn thi tập, …

Tiến sỹ Vương Thời Trung

Tìm hiểu về di tích đình Bát Tràng thì không thể nào không nhắc đến cái tên Vương Thời Trung đúng không nào.  Ông có hiệu là Chất Trai, đỗ tiến sỹ khoa Kỷ sửu năm thứ hai niên hiệu Hưng Trị (1589) đợi Mạc Mậu Hợp. Lúc đó, ông đã 52 tuổi. Ông làm tới chức Trung Trinh Đại phu, Đô cáo sự trung, Thượng chế Bộ hình, tước Thuyên Lâm Hầu.

Tiến sỹ Vương Thời Trung làm quan thời Mạc đến chức Trung trinh đại phu, đô cấp sự trung, thượng chế bộ hình, tước thuyên lâm hầu. Là người có công với đất nước và được nhiều thế hệ ghi nhận.

Di tích đình làng bát tràng và những điều bạn chưa biết - Phần 2
Di tích đình làng bát tràng và những điều bạn chưa biết – Phần 2

Tiến Sỹ Trần Thiện Thuật

Tiến sỹ Vương Thời Trung tự là Trung Mẫn, đỗ khoa thi Hội tổ chức vào tháng 10 năm Quý Hợi(năm 1683) niên hiệu Chính Hoà đời vua Lê Hy Tông. Ông đỗ Tiến sỹ năm ông 25 tuổi trong kỳ thi đình tổ chức vào tháng giêng năm 1684.  Ông làm quan đến chức Mậu Lâm Long xứ Sơn Nam rồi thăng Hiến sát sứ.

Tên của ông được lưu danh trên tấm bia đá lập ngày 2/3 năm thứ 13 niên hiệu Vĩnh Thịnh đời vua Lê Dụ Tông (1717)  tại Văn Miếu Hà Nội.

Tiến sỹ Nguyễn Đăng Liên

Ông đỗ tiến sỹ khoa Bính Tuất năm thứ 2 niên hiệu Vĩnh Thịnh đời vua Lê Dụ Tông (năm 1706). Ông làm quan tới chức Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc đại phu Thượng Bảo Tự  Khanh. Khi mất ông được phong tặng Hàn Lâm viện Thị Độc lại được ban tên Hoà Hậu Tiên sinh. Nguyễn Đăng Liên đỗ tiến sỹ năm ông vừa tròn 31 tuổi.

Tiến sỹ Lê Hoàn Viện

Ông đỗ tiến sỹ khoa đình ngày 11/6  thi năm Ất Mùi, năm thứ 11 niên hiệu Vĩnh Thịnh (năm 1715) đời vua Lê Dụ Tông. Năm ấy ông 27 tuổi. Tiến sỹ Lê Hoàn Viện là người xã bát tràng về sau dược xếp vào hàng đại ơhu làm tán tự thừa chính xứ Sơn Tây.

Ông làm quan đến chức Thừa Chính Sứ Sơn Tây. Năm Canh Ngọ (năm 1750) làm Đề Điện trường thi Hương ở Hải Dương .

Tiến sỹ Lê Hoàn Hạo

Lê Hoàn Hạo (em của Lê Hoàn Viện), đỗ tiến sĩ ngày 16 – 5 khoa Đinh Mùi niên hiệu Bảo Thái đời Lê Dụ Tôn, 1727. Ông làm quan đến đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu Đông chức Học sĩ, tước Gia Trạch bá. Khi về trí sỹ được phong tặng Ngự Sử đài Thiêm đô ngự sử.

Tiến sỹ Nguyễn Đăng Cẩm (1677 – 1736)

Ông đỗ tiến sỹ khoa thi Đình tháng 6 năm Mậu Tuất năm thứ 14 niên hiệu Vĩnh Thịnh (năm 1718) khi đó ông đang làm chức Tri Huyện và đỗ ở tuổi 41.

Ông là một trong những tấm gương về sự kiên trì học tập mà được nhiều thế hệ nhắc tới. Sau ông được thăng đến chức Triều Liệt đại phu Tế tửu Quốc Tử Giám rồi được phong tặng Ngự sử Đài Thiên Đô Ngự Sử.  Những tác phẩm văn học của ông còn để lại đến ngày nay là : Bát Tràng xã Nguyễn tộc gia phả thực lục, Thiên Nam quốc ngữ lục kỳ, Nam thiên quốc ngữ thực lục….

Cùng với anh em tiến sỹ Lê Hoàn Hạo, Lê Hoàn Viện, đương thời ông được người đời gọi là “Huyện đệ đồng triều”.

Di tích đình làng bát tràng và những điều bạn chưa biết - Phần 2
Di tích đình làng bát tràng và những điều bạn chưa biết – Phần 2

Tiến sỹ Lê Danh Hiển (1756 – ?)

Ông còn có tên là Lê Hoàn Hiển ông vốn quê ở Bồ Bát  nhưng con cháu ông di cư ra Bát Tràng vào thế kỷ 16 mang theo nhà thờ ông. Ông thi đỗ tiến sỹ khoa thi Đình năm Ất Tỵ năm thứ 46 niên hiệu Cảnh Hưng (năm 1785) đời vua Lê Hiển Tông.

Năm đỗ tiến sĩ ông 29 tuổi. Ông làm quan đến chức Kim Tử Vinh Lộc đại phu, Hữu Tị Long bộ Lễ tước Gia Phái hầu. Đạo sắc phong cho ông vào ngày 18/5 năm thứ 23 niên  hiệu Cảnh Hưng (1762).

Ông đã một dạ kiên trung, hết lòng vì nghĩa, lặn lội gian nan, xây dựng quân tứ, dẹp giặc dựng nước, giành lại giang sơn.

Đạo sắc phong cho Lê Ngang vào 26/7 năm thứ 44 niên hiệu Cảnh Hưng (1783). Lại phong thêm cho là: khai quốc công thần, tháu phó, tước Đôn, quận công Lê Ngang được ban tên thụy là Huy Dũng.

Cơ quận công Nguyễn Thành Trân (1641 – 1693)

12 tuổi ông đã vào trong cung hầu Trịnh Tạc, giữ chức Hữu Đề điểm. Là người được đánh giá là cẩn thận và chu đáo. Năm 1667 ông tham gia đoàn sứ bộ đi sứ nhà Thanh. Khi Trịnh Tạc qua đời, chúa Trịnh Căn tin cậy ông cho ông làm tổng thái giám.

Tuy nhiên thì vào cuối mùa đông năm Quý Dậu  (1693) ông lâm bệnh, mặc dù được các thái y hết lòng cứu chữa nhưng vẫn không qua khỏi.

Quận Công Nguyễn Tuấn

Quận Công Nguyễn Tuấn làm quan đại phu thời Lê Hoằng Định (1600 – 1619) chức Phụng sai lưu thủ Tuyên Quang, thủ hiệu Tả Trần cai cơ sau được vua gia ân tặng cho đặc tiến phụ quốc thượng tướng quân đô chỉ huy sứ ty.       

Bùi Hối Trai

Ông làm chức Thiêm sai Thị Nội Thư Tả Công Phiên Hoàng Tín đại phu, Thị Độc Viện Hàn Lâm – ông còn được vua ban Đặc Tiến Kim Tử Vinh Lộc đại phu Đông Các Đại học sỹ tước Xuyên Bá.

Di tích đình làng bát tràng và những điều bạn chưa biết - Phần 2
Di tích đình làng bát tràng và những điều bạn chưa biết – Phần 2

 

Câu đối – Di vật lịch sử của đình làng bát tràng

8 đôi câu đối trong đó có những câu do tiến sỹ Lê Danh Hiển và tiến sỹ Trần Thiện Thuật đều là người đình bát tràng bái tiến:

Câu đối:

+ Hách hách uy linh, phù toàn hương, vật phu nhân khang niên niên niên niên phú quý

Dương dương đức trạch, hữu bản ấp vẫn dương cũ hiển thị thế vinh hoa: Nghĩa:

Hiển hách linh thiêng, trợ giúp cả làng, người khoẻ, của nhiều năm thánh phú quý

Mênh mông đức trạch, phù trì toàn ấp, văn dương, võ hiển , mãi mãi vin hoa.

+ Tục mỹ phong thuần thù tạc sâm thượng hoà hạ mục

Địa linh nhân kiệt hiển dương đa thiếu quý lão toàn.

Nghĩa:

Thuần phong mỹ tục thù tạc mãi trên hòa dưới thuận

Nhân liệt địa linh hiển dương hoài trẻ giỏi già an.

+ Đống vũ nguy nga tung tiền nhân chi chế độ

Cung đình hiện khoát thuỳ hậu đại chi quy mô.

Nghĩa:

Nhà cửa nguy nga sáng tỏ mãi quy mô người trước

Cung đình rộng rãi lưu muôn đời thiết kế người sau.

+ Sâm tập quan nghiêm trường trung chi lễ pháp

Kiên ttương chung cổ tấu đường thương chi nhạc  m.

Nghĩa:

Áo mũ rõ ràng lễ phép sân đình nghiêm túc

Hi vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ về đình bát tràng sẽ giúp cho độc giả có thêm thật nhiều thông tin bổ ích nhé!

Le Danh Hien (DI U Cảnh Hưng 46- 1785 đời Lê Hiển Tông) và Tiến sỹ Trần Thiện T Tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Quý Hợi niên hiệu Chính – đời Lê Hy Tông) đều là người làng Bát Tràng bái tiến (ảnh 18, 19,